Axit dạ dày là gì? Vai trò của axit dạ dày đối với cơ thể người

Axit dạ dày là thành phần quan trọng trong dịch vị dạ dày, giúp bạn tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất nuôi cơ thể. Thông thường, axit dạ dày sẽ được tiết ra ở mức cân bằng, để đảm bảo cho các hoạt động tiêu hóa của cơ quan này. Để tìm hiểu rõ hơn về axit dạ dày và vai trò của nó đối với cơ thể, hãy cùng tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Axit dạ dày là gì? Vai trò của axit dạ dày đối với cơ thể người

1. Axit Dạ Dày là Gì?

Axit dạ dày là một chất lỏng không màu, được niêm mạc dạ dày tiết ra, đồng thời là một thành phần quan trọng của dịch vị. Cấu tạo hóa học của axit dạ dày chính là axit clohydric (HCL), có tính axit rất cao. Độ pH của nó trong khoảng từ 1 - 2. Nhờ đặc điểm như vậy nên axit dạ dày có thể phân hủy tất cả các loại thực phẩm được đưa vào bên trong dạ dày, đảm bảo hệ tiêu hóa hoạt động và cung cấp dưỡng chất nuôi cơ thể.

Axit dạ dày đóng vai trò rất quan trọng, giúp tiêu hóa thức ăn.

2. Vai Trò của Axit Dạ Dày Đối Với Cơ Thể

2.1 Kích Thích Hình Thành Pepsin

Một trong những vai trò quan trọng của axit dạ dày là nó giúp kích thích hình thành enzyme Pepsin trong dạ dày. Loại enzyme này hoạt động ổn định nhất trong môi trường axit dạ dày ở độ pH 1,5-2.

Đây là enzyme vô cùng cần thiết trong hệ tiêu hóa, bởi chúng giúp phân hủy protein trong thức ăn thành protease hay còn gọi là các peptide nhỏ hơn, từ đó quá trình tiêu hóa thực phẩm trở nên dễ dàng hơn.

2.2 Thúc Đẩy Quá Trình Tiêu Hóa Thức Ăn

Như đã nói ở trên, axit dạ dày tạo môi trường lý tưởng cho các loại enzyme tiêu hóa hoạt động một cách mạnh mẽ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên nhanh chóng hơn, làm rỗng dạ dày để cơ thể có thể nạp thêm những thực phẩm mới.

2.3 Giúp Sát Khuẩn Đường Ruột

Axit dạ dày có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong thức ăn, bảo vệ đường ruột khỏi nguồn vi khuẩn gây bệnh.

3. Cách Thức Hoạt Động của Axit Dạ Dày Trong Cơ Thể Người

Để hiểu rõ hơn về axit dạ dày, bạn có thể tìm hiểu cách thức hoạt động của nó trong cơ thể như sau:

Bên trong dạ dày sẽ được bao phủ bởi một lớp niêm mạc. Đây là cơ quan tiết ra axit tạo môi trường axit bên trong dạ dày. 

Khi thức ăn từ miệng được ăn và sau đó đẩy xuống hệ tiêu hóa. Mùi vị thức ăn mà vị giác ở lưỡi cảm nhận được sẽ được truyền vệ hệ thần kinh trung ương, kích thích não bộ chỉ đạo lớp niêm mạc ở dạ dày tiết ra khoảng 30% lượng axit để bước đầu chuẩn bị cho việc phân hủy thức ăn.

Sau khi thức ăn đến dạ dày, cơ quan này bắt đầu các hoạt động co bóp, đồng thời lớp niêm mạc tiết thêm 60% lượng axit để nghiền nhỏ và tiêu hóa thức ăn hoàn toàn.

Cuối cùng, khi toàn bộ thức ăn đã được tiêu hóa và đưa xuống ruột để đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể thì lớp niêm mạc lại tiết thêm 10% axit dạ dày nữa.   

Có thể thấy axit dạ dày được tiết ra liên tục trong quá trình ăn uống, nhưng chúng được điều chỉnh với liều lượng cụ thể theo từng công đoạn để đảm bảo nồng độ luôn ở mức cân bằng. Bởi tình trạng thiếu hay thừa axit dạ dày đều ảnh hưởng tới sức khỏe.

4. Những Vấn Đề Liên Quan Đến Axit Dạ Dày

4.1 Dư Thừa Axit Dạ Dày

Tình trạng dư thừa axit dạ dày xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit, có thể dẫn đến các vấn đề như trào ngược axit dạ dày, thực quản gây viêm thực quản hoặc viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Dư thừa axit dạ dày mang đến nhiều hệ lụy nguy hiểm.

4.2 Thiếu Axit Dạ Dày

Thiếu axit dạ dày sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dẫn tới đầy bụng, chướng bụng, táo bón. Đồng thời thiếu axit dạ dày còn ảnh hưởng đến hệ vi sinh, khiến vi khuẩn có hại trong dạ dày sinh sôi, dẫn tới các vấn đề về tiêu hóa.

Axit dạ dày đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, hấp thụ dưỡng chất và duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Hiểu rõ về vai trò và cách hoạt động của axit dạ dày sẽ giúp bạn nhận biết sớm các vấn đề liên quan đến dạ dày và khắc phục một cách hiệu quả.