Bệnh gout là gì? Những điều cần biết về bệnh gout
1. Bệnh Gout Là Gì?
Bệnh gout là một dạng viêm khớp, đau khớp, với nguyên nhân trực tiếp là do sự tích tụ của axit uric trong máu. Từ đây, các tinh thể urat dần hình thành và tích tụ trong các khớp. Chúng lắng đọng lại tạo thành 1 lớp trong khớp, dẫn đến tình trạng viêm, sưng, gây đau. Bệnh gout mang đến những cơn đau đớn, đột ngột, thường xuyên xảy ra ở vùng khớp ngón chân cái, nhưng cũng có trường hợp bị ở mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, thậm chí là cổ tay và khuỷu tay.
Bệnh gout là một dạng viêm khớp, đau khớp, với nguyên nhân trực tiếp là do sự tích tụ của axit uric trong máu, lắng đọng ở các khớp.
2. Những Dấu Hiệu Của Bệnh Gout
Như đã nói ở trên, triệu chứng của bệnh gout thường xuất hiện đột ngột, cụ thể chúng có những biểu hiện như sau:
Các cơn đau khớp dữ dội thường xuất hiện vào ban đêm, kéo dài trong nhiều giờ liền.
Các khớp chân, tay, đầu gối có hiện tượng sưng to, gây viêm, đỏ và rất nhạy cảm.
Cảm giác nóng ở vùng khớp và đau khi chạm vào.
Các cử động bị hạn chế, di chuyển trở nên khó khăn.
3. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Gout
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh gout là do có quá nhiều axit uric trong máu. Các yếu tố thúc đẩy tình trạng này xảy ra có thể kể đến như sau:
Yếu tố di truyền:
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh gout thì nguy cơ cao là bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh cũng cao hơn.
Chế độ ăn uống kém khoa học
Việc bổ sung vào cơ thể quá nhiều thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ, hải sản và đặc biệt là thường xuyên uống rượu bia có thể làm tăng tiết ra axit uric lắng đọng ở khớp.
Tăng cân mất kiểm soát, béo phì
Với những trường hợp thừa cân, béo phì, cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn từ đó nguy cơ bị gout cũng cao hơn. Cơ địa béo phì cũng khó đào thải axit uric hơn.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporine gây ra tác dụng phụ làm tăng mức axit uric trong máu, lắng đọng trong khớp.
Do các bệnh lý như: cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, bệnh tim mạch
Các bệnh lý này có thể làm tăng nguy cơ mắc gout.
4. Các Giai Đoạn Phát Triển Của Bệnh Gout
Bệnh gout có nhiều mức độ khác nhau, tùy theo từng giai đoạn phát triển mà sẽ có những biểu hiện khác biệt.
Giai đoạn 01: Cấp tính
Biểu hiện là các cơn đau đột ngột, bị vào ban đêm, thời gian bị bệnh từ vài ngày đến vài tuần.
Giai đoạn 02: Gout khoảng cách:
Các cơn đau trong giai đoạn này có tính lặp lại, khoảng cách giữa các cơn gout, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Trong giai đoạn này, bệnh nhân không có triệu chứng.
Giai đoạn 03: Gout mãn tính
Các cơn gout xảy ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn. Lúc này, các tinh thể urat đã tích tụ ở khu vực khớp nhiều tới mức tạo thành các nốt tophi dưới da.
Nếu kéo dài có thể dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn.
Người bị gout mãn tính sẽ xuất hiện cơn đau dày và có tính liên tục.
5. Những Ai Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Gout
Việc biết được những người có nguy cơ bị gout cao có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh này hiệu quả:
Người trung niên và người cao tuổi kể cả nam và nữ.
Người có tiền sử gia đình mắc gout.
Người thừa cân hoặc béo phì.
Người uống nhiều rượu bia.
Người ăn quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều purin như: thịt đỏ, hải sản…
Người dùng thuốc lợi tiểu hoặc aspirin.
6. Bệnh Gout Có Nguy Hiểm Không?
Bệnh gout không chỉ gây đau đớn, bất tiện khi di chuyển mà còn biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời:
Tổn thương và làm giảm chức năng của khớp do các cơn đau lặp đi lặp lại.
Biến dạng khớp do tinh thể urat tích tụ dưới da tạo thành các nốt tophi.
Gây sỏi thận do Axit uric kết tinh trong thận, gây đau và ảnh hưởng tới chức năng thận.
Biến chứng tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao và đột quỵ.
Bệnh gout gây ra nhiều đau đớn và biến chứng cần được điều trị càng sớm càng tốt. Hy vọng với các thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và các vấn đề cần biết về bệnh gout trên đây, bạn đã phần nào hiểu thêm về căn bệnh này để kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.