Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GRED) và những điều bạn cần biết

Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) là bệnh lý phổ biến do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể tái phát liên tục và dẫn đến những biến chứng về thực quản và dạ dày. Cùng tham khảo bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì, cùng những vấn đề liên quan trong bài viết sau đây nhé.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GRED) và những điều bạn cần biết

1. Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản (GERD) Là Gì?

Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) xảy ra khi là axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra những tổn thương cho niêm mạc của thực quản. Ban đầu chỉ là những vết xước nhỏ, sau đó nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra viêm, nhiễm, loét dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đây là một bệnh lý phổ biến nhưng nhiều người lại dễ dàng xem nhẹ triệu chứng nên khi phát hiện mức độ đã trầm trọng hơn.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra những tổn thương cho niêm mạc của thực quản. 

2. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản (GERD)

Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản đó chính là cơ hoành của thực quản bị thoái hóa, yếu hoặc bị giãn cơ. Đây là bộ phận làm nhiệm vụ như một chiếc van nối giữa thực quản và dạ dày. Nó sẽ được mở ra để đẩy thức ăn đã nhai xuống dạ dày tiêu hóa. Đồng thời, nó sẽ đóng lại nhằm ngăn cho dịch vị từ dạ dày không trào ngược lên thực quản. 

Tuy nhiên, một khi nó bị thoái hóa thì cơ trở nên yếu và không thể đóng lại như bình thường, tạo điều kiện cho acid dưới dạ dày di chuyển lên và kích thích niêm mạc thực quản.

Ngoài ra, còn một số yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược dạ dày - thực quản nữa đó chính là:

  • Béo phì hoặc mang thai có thể khiển ổ bụng bị sức ép, khiến acid bị đẩy mạnh lên thực quản.

  • Hút thuốc lá hoặc chịu ảnh hưởng thụ động của thuốc lá.

  • Chế độ ăn uống khiến acid dạ dày tăng cao như: thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, rượu bia,...

  • Stress, căng thẳng kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid hơn.

3. Biểu Hiện của Bệnh Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản (GERD)

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) là khá phổ biến, với những triệu chứng thường gặp như sau:

Ợ nóng, ợ chua, ợ trớ, nóng rát ở vùng thượng vị, cổ họng, cảm giác đắng trong khoang miệng.

Nếu để lâu không điều trị, có thể ảnh hưởng đến thực quản, đường hô hấp như: khó nuốt, cảm giác có gì khó chịu, vướng ở cổ, ho, khàn tiếng, đau ngực, thậm chí là hen suyễn và viêm phổi.

Ợ nóng, ợ chua, ợ trớ, nóng rát ở vùng thượng vị, cổ họng, cảm giác đắng trong khoang miệng là biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản.

4. Những Ai Có Khả Năng Cao Mắc Bệnh Trào Ngược Dạ Dày - Thực Quản (GERD)?

Có một số nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh GERD, bao gồm:

  • Người béo phì, thừa cân tạo sức ép lên ổ bụng.

  • Người hay hút thuốc lá.

  • Người ít tập thể dục, lười vận động, có chế độ ăn uống không khoa học. 

  • Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ

  • Người già bị lão hóa.

5. Chế Độ Ăn Uống Và Sinh Hoạt Phù Hợp Cho Người Bị Trào Ngược Dạ Dày

Chế độ ăn uống và sinh hoạt quyết định rất lớn đến tình trạng trào ngược dạ dày. Dù bạn có uống bao nhiêu thuốc nhưng vẫn không tuân thủ thực đơn dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh thì cũng dễ dàng tái phát.

Hãy tham khảo những lưu ý sau đây về chế độ ăn uống và sinh hoạt khi bị trào ngược dạ dày thực quản nhé.

  • Chế độ ăn uống lành mạnh gồm rau củ, trái cây, thịt gà hoặc cá ít béo và hạn chế thực phẩm chứa đường và chất béo, dầu mỡ, chiên xào, cay nóng.

  • Không nên sử dụng rượu bia hay các loại nước ngọt có gas. Thay vào đó hãy bổ sung nước lọc, nước trái cây và đặc biệt là nước khoáng Dakai để giúp cân bằng lượng acid có trong dạ dày, tăng sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

  • Đặc biệt, tránh ăn quá no, ăn xong lười vận động, hoặc ăn trước khi đi ngủ để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày.

Càng tìm hiểu chi tiết về bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), bạn sẽ càng dễ dàng hơn trong việc phát hiện triệu chứng và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về căn bệnh này nhé.