Béo Phì: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Tác Hại

Béo phì là một vấn đề sức khỏe ngày có độ phổ biến và lan rộng trên khắp toàn cầu. Tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người kể cả thể chất và tinh thần, gây biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh béo phì, hãy cùng tham khảo chi tiết trong bài viết sau đây, chúng tôi chia sẻ những thông tin hữu ích xoay xung quanh: dấu hiệu, nguyên nhân và tác hại của tình trạng này.
Béo Phì: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân và Tác Hại

1. Bệnh Béo Phì Là Gì?

Béo phì là tình trạng cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa, tăng cân nhanh, vượt ngưỡng bình thường cho phép. Béo phì không chỉ gây mất thẩm mỹ mà tệ hơn nữa chính là yếu tố nguy cơ cao gây ra các bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng như tim mạch, tiểu đường, ảnh hưởng cơ xương khớp và thậm chí là ung thư. Béo phì còn ảnh hưởng đến vận động và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

beo-phi-la-gi

2. Mức Độ Béo Phì Theo Chỉ Số BMI

Để xác định mức độ béo phì, bạn có thể tham khảo sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index). Đây là chỉ số được tính theo công thức: lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét). Sau đó, bạn có thể lấy kết quả để chẩn đoán có bị thừa cân hay không như sau:

  • Chỉ số BMI nằm trong ngưỡng từ 18.5 đến 24.9: Bình thường

  • Chỉ số BMI năm trong ngưỡng từ 25 đến 29.9: Thừa cân

  • Chỉ số BMI từ 30 đến 34.9: Béo phì độ 1

  • Chỉ số BMI từ 35 đến 39.9: Béo phì độ 2

  • Chỉ số BMI từ 40 trở lên: Béo phì độ 3 (cấp độ cực kỳ nghiêm trọng).

3. Dấu Hiệu Của Bệnh Béo Phì

Ngoài cách tính chỉ số BMI, bạn cũng có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của béo phì thông qua các dấu hiệu dễ nhận thấy như sau:

  • Tăng cân nhanh chóng nhất là trong một khoảng thời gian ngắn.

  • Khó khăn khi vận động: thường xuyên cảm thấy nặng nề, mệt mỏi, khó thở khi thực hiện các hoạt động hàng ngày.

  • Đau nhức xương khớp: Cân nặng qua lớn tạo áp lực lên khớp xương dẫn đến những cơn đau. 

  • Tăng kích thước các vùng bụng, hông, đùi: đây là những khu vực dễ tích tụ mỡ thừa nhất.

  • Các vấn đề về hô hấp: béo phì gây sức ép lên hệ hô hấp dẫn tới khhó thở, ngáy ngủ.

  • Kinh nguyệt không đều: béo phì ảnh hưởng tới hormone gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

  • Các vấn đề về da như: rạn da, chùng nhão, chảy xệ, giãn mao mạch.

4. Nguyên Nhân Gây Béo Phì

Béo phì có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phổ biến nhất là những yếu tố sau đây:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: có quá nhiều chất béo, đường, calo ít rau xanh, trái cây, chất xơ.

  • Thiếu hoạt động thể chất: Lười vận động, ù lì, khiến calo trong cơ thể không được giải phóng. 

  • Yếu tố di truyền: Người thân trong gia đình bị béo phì khiến bạn có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn.

  • Rối loạn nội tiết: Thay đổi hormone có thể khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng.

  • Tâm lý: Các vấn đề về tâm lý như: Căng thẳng, lo âu, trầm cảm có thể dẫn đến ăn uống mất kiểm soát gây béo phì.

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc trị trầm cảm có thể gây béo phì.

5. Tác Hại Của Bệnh Béo Phì

Béo phì ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, cụ thể như sau:

beo-phi-la-gi

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: cao huyết áp, tắc mạch, đau tim thậm chí là đột quỵ.

  • Tiểu đường type 2.

  • Ngưng thở khi ngủ sức ép của mỡ thừa. 

  • Bệnh nội tạng nhiễm mỡ như: gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ…

  • Nguy cơ ung thư nhất là ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt.

  • Gây tình trạng tự ti, lo âu, trầm cảm.

6. Đối Tượng Có Nguy Cơ Cao Mắc Bệnh Béo Phì

Một số đối tượng có nguy cơ cao hơn mắc bệnh béo phì, bao gồm:

  • Người có tiền sử gia đình bị béo phì.

  • Người ít vận động, chế độ dinh dưỡng kém khoa học.

  • Phụ nữ sau sinh, người bị mắc bệnh trầm cảm.

  • Người mắc các bệnh rối loạn hormone: Như bệnh tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang.

Béo phì là một tình trạng cần được phát hiện kịp thời và có biện pháp khắc phục triệt để trước khi các biến chứng nguy hiểm xảy ra. Hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng béo phì nhé.