Béo Phì Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Tác Hại và Cách Chẩn Đoán

Béo phì ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn gây cản trở trong vấn đề tâm lý. Tuy nhiên, đây là một tình trạng xảy ra khá phổ biến. Vậy nguyên nhân nào gây ra béo phì ở trẻ em, làm sao để chẩn đoán chính xác? Hãy cùng tham khảo thông tin tin tiết trong bài viết sau đây nhé.
Béo Phì Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Tác Hại và Cách Chẩn Đoán

1. Béo Phì Ở Trẻ Em Là Gì?

Trẻ em có những chỉ số chiều cao và cân nặng theo từng độ tuổi làm tiêu chuẩn để đo lường sự phát triển của trẻ. Béo phì ở trẻ em là tình trạng mà trọng lượng cơ thể của trẻ vượt quá mức bình thường so với chiều cao và độ tuổi cho phép. 

Chủ yếu là do lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể trẻ đang ở mức nhiều hơn so cần thiết, trực tiếp gây hại đến sức khỏe của trẻ. Béo phì ở trẻ em là nguồn cơn của các bệnh lý như: tiểu đường, tim mạch, và đặc biệt là các vấn đề về xương khớp.

Béo phì ở trẻ em gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Chẩn Đoán Béo Phì Ở Trẻ Em

Để chẩn đoán trẻ có béo phì hay không, các bác sĩ thường nhận biết bằng chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể theo tuổi và giới tính). Công thức tính BMI như sau: chia cân nặng (kg) cho bình phương chiều cao (m).

Sau đó đọc kết quả: 

  • Nếu chỉ số BMI cao hơn 85% so với các trẻ cùng tuổi và giới tính thì chẩn đoán sơ bộ là thừa cân.

  • Nếu chỉ BMI cao hơn 95% so với các trẻ cùng tuổi và giới tính thì được xác định là béo phì.

Thêm vào đó để đánh giá chính xác tình trạng béo phì bác sĩ sẽ tìm hiểu sơ bộ về lịch sử gia đình, thói quen ăn uống, các hoạt động thể chất, cùng những triệu chứng bệnh lý khác nếu có để chẩn đoán được chính xác hơn.

3. Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Em

Ngoài việc tính chỉ số BMI, bạn cũng có thể nhận biết dấu hiệu béo phì ở trẻ em thông qua các dấu hiệu bên ngoài như sau:

  • Tăng cân nhanh chóng: cân vượt quá mức so với chiều cao.

  • Vòng eo lớn: Kích thước vòng eo của trẻ lớn hơn chuẩn bình thường so với độ tuổi.

  • Khó thở hoặc ngáy: có biểu hiện khó khăn trong việc thở hoặc ngáy khi ngủ.

  • Cơ thể mệt mỏi: Trẻ thường mệt mỏi, thiếu năng lượng.

  • Vấn đề về da như rạn da, giãn mao mạch.

4. Nguyên Nhân Gây Ra Béo Phì Ở Trẻ Em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em, chủ yếu bao gồm:

4.1. Chế Độ Ăn Uống Không Hợp Lý

Chế độ ăn uống không khoa học khi bổ sung quá nhiều chất béo, đường và calo trong khí thiếu đi một lượng lớn rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, các loại hạt, nước uống.

Việc ăn uống không lành mạnh từ nhỏ sẽ hình thành thói quen đi theo trẻ suốt đời, ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng và sức khỏe của trẻ.

Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ ít rau xanh gây béo phì ở trẻ em.

4.2. Thiếu Hoạt Động Thể Chất

Việc trẻ lười vận động, chơi máy tính, điện thoại hoặc xem tivi quá nhiều có thể khiến năng lượng không được tiêu hao, tích tụ chất béo, gây thừa cân đồng thời còm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

4.3. Yếu Tố Di Truyền

Nếu gia đình có người bị béo phì thì trẻ có nguy cơ bị béo phì cũng cao hơn. Do yếu tố di truyền có liên quan tốc độ trao đổi chất và dự trữ chất béo.

4.4. Yếu Tố Tâm Lý

Stress, căng thẳng lo âu, cũng như các vấn đề tâm lý khác có thể khiến trẻ ăn quá nhiều, lười vận động, dẫn đến tăng cân và béo phì.

5. Tác Hại Của Béo Phì Ở Trẻ

Béo phì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ như sau:

  • Nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: tiểu đường, tim mạch.  

  • Vấn đề về xương khớp: Do sức nặng của cơ thể tác động lên hệ cơ xương khớp, nhất là cột sống, khớp gối, và khớp hông.

  • Ảnh hưởng tâm lý: gây ảnh hưởng tới ngoại hình, khiến trẻ lo âu, tự ti và một số trường hợp bị trầm cảm.

  • Khó khăn trong vận động: trọng lượng cơ thể quá lớn, hệ cơ xương khớp bị ảnh hưởng làm giảm khả năng vận động của trẻ.

Béo phì ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được quan tâm và can thiệp kịp thời Hy vọng với bài viết trên, bạn đã hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và tác hại của béo phì để ngăn chặn kịp thời cho trẻ.