Bổ sung Kali như thế nào cho cơ thể là hợp lý
1. Kali Quan Trọng Như Thế Nào Đối Với Cơ Thể
Kali là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể của con người. Ở mỗi độ tuổi, kali sẽ mang đến những lợi ích khác nhau, có thể kể đến như sau:
Kali là khoáng chất rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Tốt cho tim mạch của người già: Với người lớn tuổi, kali đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhịp tim, ổn định sức khỏe tim mạch, đồng thời kiểm soát lượng cholesterol trong máu, điều hòa huyết áp, từ đó ngăn ngừa các bệnh tim mạch nhất là đột quỵ.
Hỗ trợ quá trình chuyển hóa - trao đổi chất ở người trưởng thành: Kali thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất cho cơ thể như: đạm, tinh bột, từ đó hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích hệ cơ bắp và hệ thần kinh phát triển và khỏe mạnh.
Củng cố cân bằng nước và các chất trong cơ thể cho bà bầu: Với phụ nữ mang thai, sự cân bằng các chất trong cơ thể rất quan trọng. Kali giúp cân bằng nước và chất điện giải đồng thời hỗ trợ ổn định huyết áp cho bà bầu. Đặc biệt, kali còn cải thiện tình trạng chuột rút chân ở phụ nữ mang thai.
Tốt cho sự phát triển toàn diện ở trẻ em: Kali là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Nó giúp hệ cơ bắp và não bộ của trẻ em phát triển. Đồng thời, kali còn giúp phòng ngừa một số bệnh lý bệnh huyết áp, tim mạch cũng như sỏi thận cho bé.
2. Bổ Sung Lượng Kali Mỗi Ngày Bao Nhiêu Là Hợp Lý?
Lượng kali cần bổ sung hàng ngày còn tùy thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:
Độ tuổi từ 0-6 tháng: 300 mg/ngày.
Độ tuổi từ 7 tháng - 12 tháng: 700 mg/ngày.
Độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi: 3.000 mg/ngày
Độ tuổi từ 4 đến 8 tuổi: 3.800 mg/ngày.
Độ tuổi từ 9 đến 13 tuổi: 4.500 mg/ngày.
Độ tuổi từ 14 tuổi trở lên: 4.700 mg/ngày.
Với phụ nữ mang thai: 4.700 mg/ngày, cho con bú: 5.100 mg/ngày.
3. Cách Bổ Sung Kali Cho Cơ Thể
3.1 Bổ Sung Kali Từ Trái Cây, Rau Củ Quả
Đây được coi là cách hiệu quả nhất để bổ sung kali cho cơ thể. Bởi các loại trái cây, rau củ quả là nguồn giàu kali vô tận mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Bạn có thể tham khảo một vài thực phẩm như trái cây: dưa hấu, chuối, cam, các loại rau củ như: cà chua, cà tím, khoai lang, bắp cải, cà rốt, cải xoăn, rau cần, bí đỏ, cần tây,...
3.2 Bổ Sung Kali Từ Cá
Nói đến nguồn bổ sung kali hợp lý cho cơ thể thì không thể bỏ qua một số loại cá biển như: cá thu, cá ngừ, cá hồi hay cá trích. Những loại cá này không chỉ chứa một lượng lớn kali mà còn nhiều loại khoáng chất khác như: canxi, iot, omega 3...
3.3 Bổ Sung Kali Từ Nước Khoáng Dakai
Nước khoáng Dakai không chỉ dồi dào kali mà còn cung cấp nhiều khoáng chất quan trọng khác cho cơ thể như: natri, magie, canxi, florua, bicarbonate, iot,... cùng với độ kiềm hoàn hảo 8.5. Đây đều là những khoáng chất giúp cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng, độ kiềm trung hoà axit, cân bằng chỉ số pH, hỗ trợ tiêu hóa và củng cố sức khỏe tim mạch.
Nếu bạn quan tâm đến việc bổ sung kali cho cơ thể thì đừng bỏ qua nước uống Dakai nhé.
Nước khoáng Dakai: nguồn bổ sung khoáng chất Kali cho cơ thể mỗi ngày.
3.4 Bổ Sung Kali Từ Các Loại Đậu Hạt
Các loại hạt như: hạt hướng dương, bí ngô, bắp, các loại đậu đen, đậu xanh được coi là nguồn cung cấp kali tự nhiên rất tốt cho cơ thể và có thể dễ dàng tìm thấy cũng như chế biến món ăn.
3.5 Từ Các Sản Phẩm Sữa
Đây là cách bổ sung kali cho cơ thể một cách nhanh chóng và đơn giản nhất cơ thể. Các sản phẩm sữa như sữa chua, phô mai, phô mát,... cũng cung cấp một lượng nhất định kali, bổ sung khoáng chất đầy đủ cho cơ thể.
Những chia sẻ hữu ích trong bài viết chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi: Bổ sung kali như thế nào cho cơ thể là hợp lý. Hãy đảm bảo chế độ ăn uống cân đối, đa dạng với các thực phẩm kể trên để duy trì cơ thể dẻo dai và sức khỏe tốt bạn nhé.