Cách điều trị tại nhà khi trẻ bị nổi mề đay

Nổi mề đay là vấn đề da phổ biến ở trẻ em, khiến bé khó chịu, quấy khóc. Tuy nhiên, đây cũng là tình trạng dễ khắc phục nếu bạn biết rõ nguyên nhân và áp dụng đúng cách điều trị tại nhà khi trẻ bị nỗi mề đay. Hãy tham khảo chi tiết về chủ đề này trong bài viết sau nhé.
Cách điều trị tại nhà khi trẻ bị nổi mề đay

1. Nổi Mề Đay Là Như Thế Nào?

Nổi mề đay là một dạng phản ứng của da đối với các tác nhân gây dị ứng, có thể đến từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở trẻ do hệ thống miễn dịch còn non yếu. Khi bị nổi mề đay, da của trẻ thường sẽ xuất hiện các sẩn phù, sưng, gây ngứa đột ngột, trong thời gian ngắn hoặc dài. Chúng có thể lan rộng khắp cả cơ thể.

Mề đay là tình trạng thường xuất hiện ở trẻ em.

2. Nguyên Nhân Bé Bị Nổi Mề Đay

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay, chủ yếu là do dị ứng với các yếu tố sau:

  • Dị ứng với các thức ăn lạ hoặc các thức ăn dễ gây phản ứng đối với cơ thể của bé như: hải sản, trứng, sữa, và đậu phộng....

  • Dị ứng khi sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau.

  • Dị ứng với các yếu tố bên ngoài môi trường như: lông thú cưng (chó, mèo), phấn hoa, bụi, hay thậm chí là nấm mốc.

  • Dấu hiệu của các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus gây ra.

  • Sự thay đổi đột ngột của các yếu tố như: nhiệt độ, thời tiết, ánh nắng mặt trời hay áp lực lên da của trẻ.

3. Triệu Chứng Nổi Mề Đay Ở Trẻ

Các triệu chứng nổi mề đay ở trẻ thường thấy như sau:

Sẩn đỏ hoặc mẩn ngứa xuất hiện đột ngột trên da, nổi ở nhiều vị trí khác nhau, có thể xuất hiện và biến mất trên toàn bộ cơ thể.

Có biểu hiện sưng phù ở những vùng nổi mề đay và gây đau.

Ngứa ngáy, khó chịu ở những vùng da nổi mề đay. 

Nổi mề đay trong nhiều trường hợp dị ứng nặng có thể gây khó thở, kết hợp với dấu hiệu sưng lưỡi hoặc môi, thì bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

4. Điều Trị Nổi Mề Đay Ở Trẻ Tại Nhà

4.1. Loại Bỏ Dị Nguyên Trên Da

Khi phát hiện bé bị nổi mề đay, đầu tiên bạn phải xác định nguyên nhân gây ra. Sau khi đã xác định được nguyên nhân thì ngay lập tức loại bỏ sự tiếp xúc của trẻ với tác nhân gây dị ứng. Kế tiếp đó, nếu nhận thấy mức độ nổi mề đay không quá nặng thì bạn có thể điều trị tại nhà cho bé. Ngược lại nếu bạn nổi mề đay đi kèm các biểu hiện khác như: sưng, đau nhiều, khó thở, sưng môi, lưỡi thì ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.

4.2. Tắm Nước Mát

Tắm nước mát cũng là một trong những cách điều trị tại nhà khi trẻ bị nổi mề đay ở cấp độ nhẹ. Nước mát có thể giúp làm dịu da, giảm cảm giác ngứa và sưng. Tuy nhiên, lưu ý không sử dụng nước quá lạnh, và hạn chế sử dụng các loại xà phòng có hương liệu, chất tẩy rửa mạnh.

4.3. Chườm Lạnh

Chườm lạnh là một cách hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để giảm sưng và ngứa khi trẻ bị nổi mề đay. Hãy dùng khăn mát hoặc túi chườm đá bọc trong khăn sau đó chườm nhẹ lên vùng da bị mề đay. Lưu ý bạn chỉ nên chườm trong vài giây rồi sau đó nghỉ vài giây rồi lại tiếp tục chườm như thế trong vòng khoảng 10-15 phút. Không nên để đá lạnh trực tiếp và liên tục trên da.

4.4. Mặc Quần Áo Thoải Mái, Rộng Rãi

Nối mề đay sẽ khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu. Làn da lúc này cũng rất nhẹ cảm. Vì vậy bạn nên cho bé mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Chọn chất liệu vải làm cotton mềm mại. Không nên cho trẻ mặc quần áo chật hoặc vải thô cứng có thể gây kích ứng da.

Nên cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi bị nổi mề đay

4.5. Cho Trẻ Uống Nhiều Nước

Uống đủ nước sẽ giúp cơ thể của trẻ đào thải được các yếu tố gây dị ứng ra khỏi cơ thể đồng thời duy trì độ ẩm cho da. Bạn cũng có thể cho bé uống nước khoáng Dakai để bổ sung thêm khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh chóng. 

4.6. Thoa Kem Dưỡng Ẩm

Sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu, an toàn, không kích ứng để thoa lên vùng da bị mề đay sưng, ngừa, giúp làm dịu da nhanh chóng.

Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bạn áp dụng đúng cách điều trị tại nhà khi trẻ bị nổi mề đay. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, hãy đưa bé đến bác sĩ để được điều trị đúng cách và kịp thời.