Bật mí cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở sau khi uống rượu bia cực kỳ đơn giản
1. Nồng Độ Cồn Trong Hơi Thở là gì?
Để biết được khái niệm nồng độ cồn trong hơi thở là gì, trước hết hãy cùng tìm hiểu cơ chế hấp thụ cồn của cơ thể. Trong bia rượu mà bạn uống có một lượng lớn cồn khi đi vào cơ thể nó sẽ được hấp thụ từ miệng, cổ họng và dạ dày, ruột để đi vào máu.
Cồn một khi được hấp thụ vào máu thì sẽ không chuyển hóa thành các chất khác, không thay đổi về mặt cấu trúc phân tử do đặc thù riêng của hợp chất này. Do đó khi lượng máu này đi khắp cơ thể đặc biệt là qua phổi, với đặc tính là dễ bay hơi nên nó sẽ di chuyển qua màng hô hấp của phổi, dưới tác động co lại của phế nang, đẩy ra đường thở và đi vào không khí.
Do đó, khi cảnh sát giao thông dùng máy kiểm tra hơi thở của người tham gia giao thông thì sẽ đo được lượng cồn có trong cơ thể là bao nhiêu.
Nói tóm lại, nồng độ cồn trong hơi thở là lượng cồn trong cơ thể thông qua phổi thở ra ngoài môi trường. Nó phản ánh mức độ cồn trong cơ thể của con người sau khi uống rượu bia.
Nồng độ cồn trong hơi thở là lượng cồn trong cơ thể thông qua phổi thở ra ngoài môi trường.
2. Bật Mí Cách Làm Giảm Nồng Độ Cồn Trong Hơi Thở
Có rất nhiều cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo ngay nhé.
2.1 Nước Khoáng Thiên Nhiên Dakai
Nước khoáng thiên nhiên Dakai có độ kiềm hoàn hảo là chất dung môi mang tới khả năng hòa tan và chuyển hóa được lượng cồn bên trong cơ thể. Từ đó, hỗ trợ cơ thể đào thải cồn cũng như các chất độc hại theo đường tiểu một cách nhanh chóng thay vì đi ra theo đường hơi thở.
Bên cạnh đó, nước khoáng thiên nhiên Dakai được khai thác từ nguồn nước ngầm sâu bên trong mỏ khoáng Dagun (Bình Thuận) nên rất dồi dào khoáng chất như: kali, magie, canxi, i ốt, hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất để làm giảm nồng độ cồn nhanh chóng. Đồng thời trung hòa lượng axit dư thừa do rượu bia mang tới, bảo vệ cơ thể trước các nguy cơ bệnh lý liên quan đến dạ dày, tiêu hóa, gan,...
Vì vậy, trong hoặc sau khi sử dụng rượu bia, bạn có thể bổ sung nước khoáng thiên nhiên Dakai để hỗ trợ giảm nồng độ cồn. Đồng thời cũng nên bổ sung 1 chai vào sáng hôm sau để loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể khỏi men rượu bia, giúp giải rượu, để khỏe mạnh và tỉnh táo hơn.
2.2 Nước Chanh Muối
Nước chanh muối có chứa vitamin C là thành phần giúp tăng đề kháng, tăng cường trao đổi chất, giải rượu, từ đó làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Ngoài ra, thức uống này còn chứa một lượng lớn i ốt và khoáng chất khác, giúp bù nước, cung cấp các chất điện giải, giúp bạn tỉnh rượu nhanh chóng hơn.
2.3 Nước Mía Tắc
Nước mía tắc vừa có vị ngọt tự nhiên của mía nên hấp thụ và đi vào khu vực gan rất nhanh. Tại đây, lượng đường có sẵn trong thức uống này sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa bia rượu nhanh hơn. Bên cạnh đó, tắc chứa nhiều vitamin C tăng đề kháng và thúc đẩy trao đổi chất. Do đó, nước mía tắc là cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở mà bạn có thể tham khảo.
Hơn nữa, nước mía tắc còn hỗ trợ giảm các biểu hiện như: buồn nôn, nhức đầu, không đứng vững do say xỉn nên rất thích hợp để giải rượu.
2.4 Trà Gừng và Trà Xanh
Hai loại trà này đều có khả năng giúp kích thích quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể loại bỏ cồn một cách nhanh chóng.
2.5 Dùng Xịt Thơm Miệng, Ăn Kẹo Chua
Sử dụng xịt thơm miệng hoặc ăn kẹo chua có hương thơm hoặc vị chua nồng sẽ làm lấn át mùi cồn trong hơi thở nhưng chỉ trong thời gian tạm thời và không có tác dụng nếu sử dụng máy đo.
Ăn kẹo chua cũng là một cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở mà nhiều người sử dụng.
2.6 Thuốc Giải Rượu
Có những loại thuốc giải rượu được sản xuất để tăng cường quá trình loại bỏ cồn từ cơ thể, do đó sẽ giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Ngoài ra các loại thuốc này còn giảm cảm giác nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy do say rượu gây ra.
2.7 Đánh Răng, Súc Miệng
Đánh răng và súc miệng sau khi uống rượu bia có thể giúp làm sạch hơi thở và loại bỏ mùi cồn. Tuy nhiên, đây không phải cách làm giảm lượng cồn có trong cơ thể lâu dài.
2.8 Giữ Nhịp Thở
Thực hiện các động tác thở sâu và thở ra chậm để cũng là một cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở. Cách này sẽ giúp “tống khứ” cồn trong cơ thể ra nhanh chóng để chúng bay đi ra ngoài không khí.
3. Lưu Ý Khi Sử Dụng Những Cách Giảm Nồng Độ Cồn Trong Hơi Thở
Đây chỉ là những phương pháp làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh và tạm thời. Đặc biệt là khi lượng cồn trong cơ thể bạn ít. Và còn tùy từng cơ địa mà những cách này sẽ mang lại hiệu quả khác nhau chứ không thể loại bỏ hoàn toàn cồn khỏi cơ thể.
Do đó, tốt hơn hết, sau khi uống rượu bia, hãy tránh tham gia giao thông để đảm bảo an toàn.
Với những chia sẻ trên hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về cách làm giảm nồng độ cồn trong hơi thở nhanh chóng. Hãy tham khảo để áp dụng ngay bạn nhé.