Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa

Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về hệ tiêu hoá thì đừng bỏ qua bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ cấu tạo, chức năng của từng bộ phận cũng như các vấn đề thường gặp để bạn sở hữu hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa

1. Hệ Tiêu Hóa Là Gì?

Hệ tiêu hóa được coi là một hệ thống phức tạp bao gồm các cơ quan khác nhau nhưng tựu chung đều có chức năng tiếp nhận, xử lý, tiêu hóa thức ăn giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng và đào thải cặn bã. Hệ tiêu hóa bắt đầu từ cơ quan miệng và kết thúc ở hậu môn. Hệ thống này bao gồm một loạt các quá trình sinh học ảnh hưởng tới các cơ quan khác, giúp nuôi sống cơ thể.

2. Cấu Tạo Và Chức Năng Của Hệ Tiêu Hóa

Hệ tiêu hóa gồm nhiều cơ quan, được phân chia chính và phụ, mỗi cơ quan đảm nhận một vai trò khác nhau trong quá trình tiêu hóa thức ăn.

2.1 Miệng

Cấu tạo của khoang miệng gồm các cơ quan: răng, lưỡi và tuyến nước bọt.

Chức năng: 

Đây là là nơi tiếp nhận thức ăn đầu tiên, có nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn nhờ răng và lưỡi, phân hủy thức ăn nhờ tuyến nước bọt chứa enzyme amylase. Nó có thể giúp phân giải tinh bột thành đường đơn cho các quá trình tiêu hoá sau đó dễ dàng hơn.

2.2 Thực Quản

Cấu tạo của thực quản được xem như là một ống cơ dài được nối từ miệng đến dạ dày.

Thực quản cũng là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa.

Chức năng:

Cơ quan này nhận nhiệm vụ vận chuyển thức ăn được tiếp nhận và nhai nhỏ từ miệng xuống dạ dày để tiêu hóa tiếp thông qua các cử động co bóp thường được gọi là nhu động.

2.3 Dạ Dày

Cấu tạo của dạ dày là một túi cơ cỡ lớn, nó có chứa các tuyến nhằm tiết ra acid và enzyme cùng các cử động co bóp nhằm tiêu hóa thức ăn.

Chức năng:

Dạ dày hoạt động nhằm tiết acid và enzyme pepsin để phân giải thành phần protein có trong thức ăn thành các peptide có cấu trúc ngắn hơn, từ đó nghiền nhỏ thức ăn trở thành dạng dịch lỏng, thường được gọi là dịch vị.

2.4 Ruột Non

Cấu tạo của ruột non bao gồm: màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

Chức năng: 

Thức ăn được đẩy từ dạ dày xuống ruột non sẽ được tiêu hoá bởi dịch như: dịch tụy, dịch mật và dịch ruột. Từ đó, các chất dinh dưỡng và chất cần thiết cho cơ thể sẽ được hấp thụ thông qua thành ruột, được vận chuyển tới gan để lọc lại.

2.5 Tuyến Tụy

Cấu tạo: được chia thành 5 phần: mỏm tụy, đầu tụy, cổ tụy, thân tụy và đuôi tụy.

Chức năng: 

Tuyến tụy hỗ trợ tiết enzyme dùng để tiêu hóa thức ăn vào ruột non.

2.6 Gan

Cấu tạo: được chia thành các phần như: bao thanh mạc, bao xơ, mô gan, hệ thống mạch máu.

Chức năng: 

Gan có chức năng sản xuất mật, một chất lỏng giúp phân giải chất béo có trong thức ăn. Gan còn có vai trò lớn nhằm lọc độc tố và chuyển hóa các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.

2.7 Túi Mật

Cấu tạo gồm 3 phần: đáy, thân, cổ

Chức năng: 

Túi mật làm nhiệm vụ lưu trữ và tiết mật vào ruột non khi có tín hiệu có thức ăn, nhằm hỗ trợ quá trình tiêu hóa đặc biệt là các chất béo.

2.8 Đại Tràng

Cấu tạo: Đại tràng gồm đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống và đại tràng sigma.

Chức năng: 

Cơ quan này nhận thức ăn đã được tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ ruột non bao gồm: nước, muối khoáng đồng thời tạo nên khối bã thức ăn (phân) và tích lại ở trực tràng để đẩy ra khỏi cơ thể. 

Đại tràng giúp hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải cặn bã thành phân.

2.9 Trực Tràng

Cấu tạo: Trực tràng là phần cuối của ruột già, dạng ống.

Chức năng: 

Trực tràng lưu trữ phân, khi đã tích tụ đủ lượng phân, cơ thể sẽ có cơ chế thải ra ngoài qua đường hậu môn.

2.10 Hậu Môn

Cấu tạo bao gồm: ống hậu môn, van hậu môn, hang hậu môn và đầu vú hậu môn, là cơ quan cuối cùng của hệ tiêu hóa.

Chức năng: 

Hậu môn làm nhiệm vụ thải phân ra ngoài cơ thể.

3. Hệ Tiêu Hóa Hay Gặp Phải Các Vấn Đề Gì

Hệ tiêu hóa thường gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý, bao gồm:

  • Táo bón: phân cứng và khô, khó đi đại tiện.

  • Tiêu chảy: đi ngoài nhiều lần/ngày, phân dạng lỏng.

  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu: bụng đầy, căng, cứng, khó chịu nhất là sau khi ăn.

  • Trào ngược axit từ dạ dày thực quản gây cảm giác nóng rát, khó nuốt.

  • Viêm loét dạ dày tá tràng gây đau đớn, khó chịu.

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS) gây đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

Việc hiểu rõ cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa cùng những vấn đề thường gặp sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.