Chóng Mặt Nên Uống Gì Và Không Nên Uống Gì?
1. Hoa Mắt Chóng Mặt Nên Uống Gì?
1.1. Nước Khoáng Kiềm
Nước khoáng kiềm Dakai không chỉ giúp bổ sung nước cho cơ thể mà cung cấp một lượng lớn khoáng chất như: kali, natri, canxi, magie,... đồng thời cân bằng độ pH trong máu, giảm các triệu chứng hoa mắt chóng mặt do mất cân bằng điện giải.
Bạn có thể uống nước khoáng kiềm hàng ngày, nhất là sau khi tập thể dục, vận động mạnh để bù khoáng, nước, cân bằng điện giải, ngăn ngừa tình trạng kiệt sức, hoa mắt, chóng mặt. Loại nước này cũng giúp rất tốt cho sức khỏe toàn diện, hỗ trợ tim mạch, hệ tiêu hóa và làm đẹp da.
Chóng mặt nên uống nước khoáng kiềm Dakai.
1.2. Trà Gừng
Chóng mặt thường gây choáng váng và dẫn tới buồn nôn. Gừng có tác dụng chống viêm và giảm buồn nôn, là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn thắc mắc chóng mặt nên uống gì. Trà gừng ấm còn có thể giúp lưu thông tuần hoàn máu, giúp lấy lại thăng bằng.
1.3. Nước Chanh
Nước chanh dồi dào vitamin C tự nhiên, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể đồng thời bổ sung chất điện giải. Bạn có thể pha nước chanh cùng với chút đường và muối góp phần ổn định đường huyết, cũng là một cách để giảm chóng mặt, bù nước hiệu quả.
1.4. Nước Mật Ong
Mật ong là thức uống có chứa nhiều glucose, fructose và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Khi bị chóng mặt, nhất là do tụt đường huyết thì bạn có thể uống nước mật ong pha loãng để phục hồi năng lượng cấp tốc cho cơ thể và cải thiện các biểu hiện hoa mắt.
1.5. Nước Đường
Nước đường cũng là gợi ý cho những ai thắc mắc chóng mặt nên uống nước gì. Nhất là trong trường hợp bị chóng mặt do hạ đường huyết. Một cốc nước ấm pha với chút đường giúp ổn định đường huyết, giúp bạn tỉnh táo hơn.
1.6. Nước Dừa
Nước dừa chứa một lượng lớn chất điện giải tự nhiên, phục hồi năng lượng, bù nước cho cơ thể. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai bị chóng mặt do mất nước nhất là sau khi vận động mạnh.
Hoa mắt chóng mặt nên uống nước dừa.
1.7. Cà Phê
Cà phê chứa caffeine, giúp tăng tỉnh táo và cải thiện lưu thông máu, nên có thể giảm triệu chứng chóng mặt. Tuy nhiên thức uống này có thể gây ra tình trạng hồi hộp hoặc lo lắng cho một số cơ địa.
2. Hoa Mắt Chóng Mặt Không Nên Uống Gì?
2.1. Rượu Bia Và Đồ Uống Có Cồn
Rượu bia và đồ uống có cồn khiến cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải, chứa các chất độc hại, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, khiến tình trạng chóng mặt trở nên nặng hơn.
2.2. Nước Ngọt
Nước ngọt có chứa đường hoá học và các chất tạo ngọt nhân tạo. Do đó, nếu bạn bổ sung quá nhiều có thể làm gia tăng lượng đường huyết trong cơ thể đột ngột, khiến bạn bị chóng mặt lâu và nặng nề hơn. Ngoài ra, đây cũng là thức uống gây hại cho cơ thể, nguyên nhân dẫn tới béo phì, tiểu đường,...
3. Lưu Ý Khi Chọn Đồ Uống Cho Người Bị Chóng Mặt
Thực tế các loại đồ uống mà chúng tôi đề cập ở trên chỉ có thể giúp cải thiện nhẹ các triệu chứng chóng mặt và có tác dụng tạm thời.
Nếu bạn thường xuyên bị chóng mặt, tốt hơn hết nên đến bệnh viện để được thăm khám bởi bác sĩ nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị thích hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc hay các biện pháp điều trị mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Với bài viết trên, mong rằng bạn đã biết được chóng mặt nên uống gì và không nên uống gì để giảm tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả.