Có nên đun sôi nước khoáng lên không?

Với những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe và sự tiện lợi mà nước khoáng mang lại, ngày nay rất nhiều người sử dụng loại nước này trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng đúng đối với sản phẩm này. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để giải đáp thắc mắc nước khoáng có đun sôi được không.
Có nên đun sôi nước khoáng lên không?

1. Phân biệt nước khoáng với các loại nước khác

Trên hành trình đi tìm lời giải cho câu hỏi nước khoáng có nên đun sôi hay không thì trước hết hãy phân biệt sự giống và khác nhau giữa nó và các loại nước khác như: nước suối, nước tinh khiết nhé.

1.1 Điểm giống

Cả nước khoáng, nước suối và nước tinh khiết đều là nước đã được vô khuẩn, tiệt trùng, đạt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, có thể uống ngay mà không gây hại cho sức khỏe con người.

Nước khoáng có những điểm giống và khác so với nước tinh khiết, nước suối.

1.2 Điểm khác biệt

Có rất nhiều điểm khác biệt giữa nước khoáng, nước tinh khiết và nước suối, dựa vào các yếu tố như sau:

Nguồn gốc

  • Nước khoáng và nước suối thiên nhiên có nguồn gốc từ mạch nước ngầm dưới lòng đất, chảy qua các tầng địa chất khác nhau. Thành phần của chúng có chứa các nguyên tố, khí tự nhiên và khoáng chất cao hơn so với các loại nước khác. Chúng được đóng chai tại nguồn nước, nhằm giữ nguyên hàm lượng các khoáng chất nên không trải qua xử lý mà chỉ thực hiện kỹ thuật đảm bảo vô trùng.
  • Nước tinh khiết thì có nguồn gốc dễ nhận biết hơn, từ nước giếng, sông, nước máy,... được trải qua kỹ thuật xử lý tiệt trùng, tinh lọc để loại bỏ cặn bẩn sau đó đóng chai.

Thành phần

  • Nước tinh khiết không chứa thành phần vi khoáng.
  • Nước suối thì có hàm lượng khoáng chất nhưng không ổn định, không cao.
  • Nước khoáng có nhiều hàm lượng khoáng chất cao, giàu giá trị dinh dưỡng, tốt cho cơ thể, đáp ứng được các quy chuẩn cao của cả Việt Nam và quốc tế.

Công dụng

  • Nước tinh khiết và nước suối bổ sung nước cho cơ thể hằng ngày.
  • Nước khoáng chứa nhiều khoáng chất không chỉ bổ sung nước mà còn tăng cường sức khỏe, làm đẹp, chữa bệnh.
  • Tuy nhiên, nước khoáng không thể thay thế nước tinh khiết mà cần bổ sung cả 2 một cách đúng đắn. Đặc biệt nước khoáng không phù hợp với những người suy thận, cao huyết áp, hội chứng thần kinh…
  • Vị giác: Nước tinh khiết thường không mùi, không vị. Nước khoáng thì có vị mặn, lơ lớ do chứa nhiều khoáng chất.
  • Thị giác: Cả nước suối, nước khoáng, nước tinh khiết đều trong suốt, không màu. Nhưng thông thường nước khoáng khi lắc nhẹ sẽ có bọt, như hạt khí nhỏ, rót ra sẽ sủi bọt li ti.

2. Nước khoáng có đun sôi được không?

Rất nhiều người đun sôi nước khoáng để uống hay sử dụng loại nước này để nấu ăn. Vậy có nên đun sôi nước khoáng không? Câu trả lời là không. Bởi thói quen này sẽ gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Trước hết, như đã có nói ở trên, thành phần của nước khoáng có chứa các khoáng chất như: Kali, Canxi, Magie… Một khi đun sôi nước khoáng, các vi chất này sẽ bị biến đổi, sinh ra cặn.

Khi uống vào hoặc sử dụng nước khoáng đun sôi pha sữa cho trẻ thì cơ thể sẽ hấp thụ chất khoáng trước, làm giảm khả năng hấp thụ các chất xơ hay vitamin trong sữa. Cặn bã mà cơ thể hấp thụ sẽ gây ảnh hưởng tới thận. Đặc biệt quá trình đun sôi có thể chuyển hóa các chất thành kim loại nặng, gây hại cho máu và não bộ. 

Vì vậy, tuyệt đối không đun sôi nước khoáng.

Không được đun sôi nước khoáng bởi sẽ gây hại cho sức khỏe.

Xem thêm: Tổng hợp 7 loại nước tốt cho sức khỏe bạn nên uống vào buổi sáng

3. Lưu ý khi sử dụng nước khoáng

Nếu bạn là một “fan” của nước khoáng thì đừng bỏ qua những lưu ý sau khi sử dụng loại nước uống này hằng ngày.

  • Nên sử dụng đúng liều lượngKhông nên uống quá nhiều nước khoáng hay thay thế bằng nước tinh khiết bởi sẽ có thể gây hại cho cơ thể.
  • Chọn sản phẩm nước khoáng chất lượngThay vì sử dụng các loại nước trôi nổi, kém chất lượng trên thị trường, hãy chọn sản phẩm đến từ thương hiệu uy tín như: Dakai đế đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Hạn chế uống nước khoáng trong bữa ănBởi thói quen này có thể khiến thể tích dạ dày tăng lên, gây ra đầy bụng, tức bụng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Không nên uống liền sau khi vận động mạnhSau khi vận động mạnh hãy ngồi nghỉ một lúc sau đó, đợi mồ hôi khô rồi hãy uống nước từ từ với ngụm nhỏ để an toàn cho cơ thể.