Đái tháo đường tuýp 2: Nguyên nhân, biểu hiện và những đối tượng dễ mắc bệnh

Được biết đến là một trong những dạng bệnh tiểu đường thường gặp nhất, đái tháo đường tuýp 2 đang có xu hướng trẻ hóa, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây ra đái tháo đường 2, các biểu hiện thường gặp và người nào dễ mắc phải bệnh lý này trong bài viết sau nhé.
Đái tháo đường tuýp 2: Nguyên nhân, biểu hiện và những đối tượng dễ mắc bệnh

1. Đái Tháo Đường Tuýp 2 Là Gì

Đái tháo đường tuýp 2 là một bệnh mãn tính xảy ra do những yếu tố tác động đến cơ thể dẫn tới quá trình chuyển hóa đường (glucose) bị ảnh hưởng, dẫn tới lượng đường trong máu cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Khác với đái tháo đường tuýp 1, ở đái tháo đường tuýp 2 thì cơ thể vẫn sản xuất insulin bình thường nhưng vấn đề nằm ở chỗ không sử dụng hormone này một cách hiệu quả, dẫn tới chỉ số đường trong máu tăng cao.

Đái tháo đường tuýp 2 ảnh là tình trạng cơ thể không thể chuyển hóa đường hiệu quả.

2. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Đái Tháo Đường Tuýp 2

Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng đái tháo đường tuýp 2 là gì vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên có những yếu tố tác động gây nguy cơ cao xảy ra tình trạng này, có thể kể đến như sau:

  • Cơ thể kháng insulin, khiến hormone này hoạt động không hiệu quả.
  • Yếu tố di truyền do gia đình người thân bị mắc đái tháo đường thì bệnh nhân có nguy cơ cao hơn.
  • Tình trạng thừa cân, béo phì khiến lượng mỡ dư thừa tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2.
  • Chế độ ăn uống kém khoa học, bổ sung thức ăn nhiều đường, dầu mỡ, chứa nhiều chất béo cùng lối sống ít vận động.

3. Triệu Chứng Nhận Biết Đái Tháo Đường Tuýp 2

Triệu chứng của đái tháo đường tuýp 2 còn tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ bệnh, tiêu biểu có những dấu hiệu như sau:

  • Thường xuyên cảm thấy khát nước, dẫn tới việc uống nước nhiều do lượng đường trong máu cao, cơ thể đòi hỏi cung cấp nước để thận lọc bỏ chúng qua đường nước tiểu.
  • Đi tiểu thường xuyên do uống nước nhiều nhất là vào ban đêm.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi do không chuyển hóa được glucose thành năng lượng.
  • Tình trạng ăn nhiều nhưng cơ thể không tăng cân thậm chí còn sụt cân nhanh chóng do glucose không chuyển hóa được thành năng lượng, thay vào đó là cơ bắp và mỡ dẫn đến sụt cân.
  • Giảm thị lực, nhìn mờ do lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến thủy tinh thể của mắt.
  • Các vết thương hở, vết loét lâu lành do hệ miễn dịch suy yếu, quá trình chữa lành không hiệu quả.
  • Nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy giảm nhất là da và đường tiểu.

Đái tháo đường tuýp 2 ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

4. Những Đối Tượng Có Nguy Cơ Mắc Đái Tháo Đường Tuýp 2

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh lý đái tháo đường tuýp 2 có thể kể đến như sau:

  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người ít vận động, có lối sống, chế độ dinh dưỡng kém khoa học.
  • Người có tiền sử gia đình mắc tiểu đường tuýp 2.
  • Người trên 45 tuổi khi cơ thể bắt đầu lão hóa.

5. Đái Tháo Đường Tuýp 2 Có Nguy Hiểm Không?

Đái tháo đường tuýp 2 ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện kịp thời và kiểm soát tốt, bao gồm:

Các bệnh lý về tim mạch nhất là đau tim và đột quỵ.

  • Tổn thương hệ thần kinh gây mất cảm giác hoặc đau nhức tay chân.
  • Ảnh hưởng đến thận, gây suy thận do cơ quan này phải làm việc quá nhiều.
  • Tổn thương mắt nhất là các bệnh võng mạc tiểu đường, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể do lượng đường quá cao trong máu gây ra.
  • Các vấn đề về da liễu nhất là nguy cơ nhiễm trùng da, đường trong máu cao cũng là nguồn cơn sâu xa gây nổi mụn, khô da.
  • Nguy cơ nhiễm trùng cao do lượng đường trong máu cao khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Việc biết nguyên nhân, biểu hiện để phát hiện sớm và kiểm soát đái tháo đường tuýp 2 là vô cùng quan trọng để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đáng tiếc. Nếu bạn có các triệu chứng như chúng tôi đã nêu ở trên, hãy đến gặp bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra và điều trị kịp thời.