Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc bệnh tiểu đường
1. Bệnh Tiểu Đường Là Gì?
Bệnh tiểu đường được nhiều người gọi là đái tháo đường, xảy ra khi lượng đường trong máu (glucose) cao hơn so với chỉ số ở mức bình thường.
Thực tế, Glucose (đường) là chất rất quan trọng, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Và hormone insulin được tiết ra để chuyển hóa đường thành năng lượng đi nuôi các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ thể không thể sản xuất hoặc sử dụng insulin hiệu quả, khiến (đường) dư thừa, tích tụ trong máu, ảnh hưởng tới sức khỏe một cách nghiêm trọng.
Bệnh tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao quá mức bình thường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Các Loại Tiểu Đường Thường Gặp
Bệnh tiểu đường được chia làm 2 dạng thường gặp:
2.1 Bệnh Tiểu Đường Tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 hay còn được gọi là một bệnh tự miễn. Đây là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy, phá hủy các tế bào beta ở cơ quan này, ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin, dẫn đến đường trong máu tích tụ. Với tình trạng này, người bệnh phải bổ sung insulin từ bên ngoài để ổn định lượng đường trong máu.
2.2 Bệnh Tiểu Đường Tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 khá phổ biến do cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc không tiết ra đủ lượng insulin để chuyển hóa lượng đường dư thừa. Bệnh này chủ yếu là do béo phì, thừa cân, lối sống và chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.
3. Dấu Hiệu Của Bệnh Tiểu Đường
3.1 Khát Nước Quá Mức
Liên tục khát nước, muốn uống nhiều nước là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Bởi lượng đường trong máu cao kích thích thận làm việc nhiều để lọc và hấp thụ đường.
3.2 Đi Tiểu Thường Xuyên
Uống nhiều nước khiến người bị bệnh tiểu đường thường xuyên đi tiểu, nhất là vào ban đêm.
3.3 Mệt Mỏi
Mệt mỏi, mất năng lượng kéo dài cũng là biểu hiện của bệnh tiểu đường do cơ thể không được cung cấp nhiều năng lượng do chuyển hóa glucose không hiệu quả.
3.4 Giảm Cân Không Rõ Nguyên Nhân
Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 đó chính là giảm cân đột ngột mà không rõ lý do. Bởi cơ thể không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng một cách hiệu quả, thay vào đó phải chuyển hóa chất béo và cơ bắp.
3.5 Mờ Mắt
Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh tiểu đường do lượng đường trong máu cao, ảnh hưởng đến hình dạng thủy tinh thể, khiến bạn dễ bị mờ mắt và giảm thị lực.
3.6 Vết Thương Khó Lành
Các vết thương nhất là ở chân khó lành cũng là biểu hiện của bệnh tiểu đường do lượng đường cao khiến khả năng miễn dịch suy giảm, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
3.7 Nhiễm Trùng Thường Xuyên
Người bệnh tiểu đường cũng là đối tượng dễ bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng da, nấm cũng như đường tiết niệu.
Nhiễm trùng da, khô da và ngứa là các biểu hiện của bệnh tiểu đường.
4. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Tiểu Đường
4.1 Yếu Tố Di Truyền
Tiểu đường có thể di truyền trong gia đình, đặc biệt là. Nếu bạn có người thân mắc tiểu đường tuýp 2 thì nguy cơ bị bệnh sẽ cao hơn.
4.2 Lối Sống Không Lành Mạnh
Chế độ ăn uống kém khoa học bổ sung quá nhiều đường, chất béo, thiếu chất xơ, ít vận động, gây thừa cân và béo phì là nguyên nhân phổ biến gây tiểu đường tuýp 2.
4.3 Tuổi Tác
Người sau 45 tuổi khi hệ miễn dịch dần suy yếu, lão hóa ảnh hưởng tới các chức năng chuyển hóa trong cơ thể rất dễ bị bệnh tiểu đường.
4.4 Do môi trường
Việc tiếp xúc với một số virus hoặc các tác nhân khác trong môi trường có thể kích hoạt phản ứng tự miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy.
5. Biến Chứng Của Bệnh Tiểu Đường
5.1 Biến Chứng Tim Mạch
Người bị tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch: đột quỵ và động mạch vành.
5.2 Tổn Thương Thần Kinh
Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng tới hệ thần kinh, dẫn đến các vấn đề như tê bì chân tay.
5.3 Tổn Thương Thận
Tiểu đường có thể gây tổn thương thận, do cơ quan này làm việc quá tải, gây nguy cơ suy thận.
5.4 Tổn Thương Mắt
Người bệnh tiểu đường thường bị ảnh hưởng đến thị lực, lâu dài có nguy cơ mắc các bệnh về mắt như bệnh võng mạc tiểu đường, đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.
5.5 Vấn Đề Da
Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, nổi mụn, khô da và ngứa.
5.6 Biến Chứng Thai Kỳ
Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường rất nguy hiểm dễ bị biến chứng như tiền sản giật, sinh non và thai quá lớn.
Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tiểu đường là vô cùng quan trọng để bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và điều trị kịp thời. Hãy đến gặp bác sĩ khi có các triệu chứng kể trên để được tư vấn và kiểm tra kỹ lưỡng bạn nhé.