Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi trầm trọng
1. Vai Trò Của Canxi Đối Với Sức Khỏe
Canxi đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể như sau:
Xây dựng và củng cố độ chắc khỏe của hệ xương, răng: Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, quy định độ chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng loãng xương.
Hỗ trợ các hoạt động thể chất nhờ việc kiểm hoạt hoạt động co giãn của cơ bắp.
Tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh.
Ảnh hưởng tới quá trình đông máu.
Hỗ trợ duy trì nhịp tim đều đặn và ổn định.
2. Nguyên Nhân Cơ Thể Thiếu Canxi
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu canxi trong cơ thể, bao gồm:
Chế độ ăn uống thiếu khoa học không bổ sung đủ lượng canxi cho cơ thể: Thiếu các thực phẩm giàu canxi như: sữa và chế phẩm từ sữa: phô mai, yogurt, rau xanh, hải sản, cá béo.
Cơ địa hấp thu kém do gặp các vấn đề tiêu hóa như viêm ruột, bệnh celiac, làm giảm khả năng hấp thu canxi.
Thiếu vitamin D do đó ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi từ ruột vào máu.
Rối loạn nội tiết tố do giảm estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh, khiến cơ thể bị giảm hấp thu canxi và từ đó nguy cơ loãng xương cũng tăng lên.
Tác dụng phụ của các loại thuốc corticosteroids có thể khiến tỉ lệ canxi trong cơ thể bị suy giảm.
Nguyên nhân thiếu canxi là do bổ sung thực phẩm thiếu khoa học.
3. Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Cơ Thể Thiếu Canxi Trầm Trọng
3.1 Chuột Rút
Tình trạng chuột rút thường xuyên, nhất là xảy ra vào ban đêm, chính là một trong những dấu hiệu cơ thể đang thiếu canxi. Khi thiếu canxi, quá trình co rút và giãn của cơ bắp bị ảnh hưởng, mất kiểm soát dẫn tới chuột rút.
3.2 Mất Ngủ
Canxi là yếu tố quan trọng, giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất melatonin. Đây là hormone giúp hệ thần kinh thư giãn, dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ. Thiếu canxi ảnh hưởng tới quá trình tiết ra melatonin, dẫn đến mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu.
3.3 Da Khô
Canxi cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng độ ẩm và củng cố hàng rào bảo vệ da. Do đó, thiếu hụt canxi có thể gây da khô và bong tróc.
3.4 Sâu Răng, Chậm Mọc Răng
Canxi cấu tạo nên men răng. Do đó, nếu thiếu canxi dẫn đến răng không được bảo vệ, dễ bị sâu. Trẻ thiếu canxi có thể gây chậm quá trình mọc răng.
3.5 Móng Tay Dễ Gãy
Canxi cũng là thành phần chính tạo độ bền, chắc của móng tay. Do đó, cơ thể thiếu canxi có thể làm móng tay yếu, dễ gãy và xuất hiện các đốm trắng.
3.6 Tóc Khô
Canxi là thành phần giúp duy trì cấu trúc cũng như củng cố độ chắc khỏe của tóc. Do đó, tóc khô, xơ và dễ gãy rụng cũng là những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi trầm trọng.
3.7 Chóng Mặt
Canxi ảnh hưởng tới hệ thần kinh, lưu thông tuần hoàn máu. Do đó, cơ thể thiếu hụt canxi có thể gây ra chóng mặt và mất thăng bằng.
Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp khi thiếu canxi là chóng mặt, choáng váng.
3.8 Các Vấn Đề Về Trí Nhớ
Canxi ảnh hưởng đến hoạt động truyền dẫn thần kinh. Vì vậy suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi.
3.9 Khó Chịu Hoặc Bồn Chồn
Cảm giác khó chịu, bồn chồn và lo lắng cũng được cho biết là có liên quan đến việc cơ thể đang thiếu hụt canxi. Do canxi ảnh hưởng tới hệ thần kinh và tâm trạng.
3.10 Chứng Loãng Xương
Như đã nói ở trên, canxi cấu tạo nên xương. Do đó, thiếu canxi trong thời gian dài ảnh hưởng tới cấu trúc xương, dẫn tới loãng xương, xương yếu và dễ gãy.
3.11 Các Vấn Đề Về Đại Tràng
Canxi kiểm soát các hoạt động co - giãn của cơ trơn trong ruột. Thiếu canxi có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và đại tràng.
3.12 Huyết Áp Cao
Canxi ảnh hưởng tới sự co giãn của mạch máu, do đó, thiếu canxi sẽ dẫn tới huyết áp cao.
Nhận biết các dấu hiệu cơ thể đang thiếu canxi để bổ sung kịp thời là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn có những dấu hiệu này thì hãy bổ sung canxi bằng chế ăn uống ngay nhé.