Điều Trị Béo Phì Bằng Cách Nào?
1. Điều Trị Béo Phì Tại Nhà
1.1 Thay Đổi Khẩu Phần Ăn Phù Hợp
Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những bước quan trọng nhất giúp bạn thành công trong quá trình điều trị béo phì. Bởi chế độ ăn uống đóng vai trò lớn khiến cơ thể tăng cân nhanh và béo phì. Bạn chỉ cần cân chỉnh lại một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp giảm lượng calo tiêu thụ, nhưng vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể mới giúp cải thiện cân nặng bền vững và lâu dài.
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây trong bữa ăn để điều trị béo phì hiệu quả.
Giảm lượng calo: Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa và đặc biệt là tinh bột tinh chế. Thay vào đó, hãy ăn các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Kiểm soát khẩu phần ăn: Ăn vừa đủ, không ăn thả ga, kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ từng bữa. Không ăn sau 8 giờ tối.
Uống đủ nước: Uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, giúp cơ thể thanh lọc và duy trì hoạt động trao đổi chất, giúp chuyển đổi chất béo hiệu quả hơn.
1.2 Thay Đổi Thói Quen Sinh Hoạt
Thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị béo phì. Một lối sống lành mạnh giúp duy trì cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Ngủ đủ giấc: từ 7-8 giờ mỗi đêm bởi thiếu ngủ có thể làm tăng cảm giác thèm ăn. Ăn đêm cũng khiến bạn tăng cân.
Giảm căng thẳng: Lo âu, trầm cảm thường dẫn đến ăn uống không kiểm soát. Hãy thư giãn tâm trí bằng cách cân bằng công việc và nghỉ ngời, tập yoga, thiền, hoặc hít thở sâu.
1.3 Tập Thể Dục Thường Xuyên, Đều Đặn
Tập thể dục đều đặn là cách không thể thiếu giúp đốt cháy calo, giảm mỡ thừa, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Bạn có thể chọn bài tập phù hợp với sở thích như: chạy bộ, đạp xe, bơi lội, tập tạ hoặc yoga… Nhưng nên nhớ cần kiên trì tập ít nhất 30 phút/ngày.
Ngoài các bài tập chính, hãy cố gắng vận động nhiều nhất có thể bằng các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang.
2. Điều Trị Béo Phì Bằng Thuốc
Có thể điều trị béo phì bằng thuốc nhưng cần sự chỉ định của bác sĩ.
Trong một số trường hợp, khi số cân nặng vượt quá nhiều, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không mang lại hiệu quả, ảnh hưởng của béo phì đối với sức khỏe trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc điều trị béo phì nhằm giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy trao đổi chất hoặc ngăn cản hấp thụ chất béo vào cơ thể. Một số loại thuốc có thể kể đến như: Orlistat (Xenical), Phentermine-topiramate (Qsymia), Liraglutide (Saxenda)...
Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được bác sĩ chỉ định, không tự ý sử dụng vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
3. Phương Pháp Phẫu Thuật
Phẫu thuật giảm cân là phương pháp được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp béo phì ở mức độ nghiêm trọng và các biện pháp kể trên không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật có thể lf phương pháp giúp giảm cân nhanh chóng và có thể duy trì lâu dài, nhưng đi kèm những hệ lụy nguy hiểm. Một số phẫu thuật điều trị béo phì có thể kể đến như: phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật nối tắt dạ dày, đặt vòng dạ dày.
Điều trị béo phì cần nỗ lực, sự kiên nhẫn để thay đổi lối sống, sinh hoạt, ăn uống một cách toàn diện. Tuy nhiên, bạn đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp áp dụng phù hợp nhất cho bản thân.