Dư thừa i ốt gây ra bệnh gì? Các phương pháp điều trị bướu cổ do thừa i ốt

1. Nhu cầu bổ sung i-ốt của cơ thể
Nói về tầm quan trọng của i-ốt đối với cơ thể thì đây là hoạt chất rất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thể chất và trí tuệ con người. Nhất là khi cơ thể của chúng ta không thể tự sản xuất ra hoạt chất này.
Điều đó bắt buộc con người phải bổ sung thông qua thực phẩm đường ăn hoặc uống. Dạng iốt được bổ sung trực tiếp và phổ biến mà chúng ta có thể thấy trong chế độ ăn hàng ngày chính là muối.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều chất khác trong cơ thể, i-ốt cũng cần phải được bổ sung một cách đúng và đủ. Vậy lượng i ốt mà cơ thể cần trong một ngày là bao nhiêu?
Muối chứa nhiều i ốt cho những ai cần chất này.
Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi, cụ thể như sau:
Lượng iốt cần bổ sung hàng ngày phụ thuộc nhiều vào độ tuổi tính bằng microgam (mcg):
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: 110 mcg.
Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: 130 mcg.
Trẻ từ 1 đến 8 tuổi: 90 mcg.
Trẻ từ 9 đến 13 tuổi: 120 mcg.
Thanh thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi: 150 mcg.
Người trưởng thành: 150 mcg.
Phụ nữ đang mang thai: 220 mcg.
Phụ nữ đang cho con bú: 290 mcg
Xem thêm: Hàm lượng Iot cần thiết cho cơ thể người trưởng thành
2. Cơ thể dư thừa i ốt sẽ gây ra bệnh gì?
Thiếu i ốt dễ gây tình trạng bướu cổ, chậm phát triển ở trẻ em là điều mà nhiều người đã biết. Vậy trái ngược lại thừa iot có bị bướu cổ không, vì sao?
Câu trả lời dù thừa hay thiếu i ốt đều có thể gây ra các bệnh về tuyến giáp trong đó có bệnh bướu cổ.
3. Dư thừa i ốt gây ra bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ là hội chứng cường giáp khi cơ thể hấp thụ quá nhiều i ốt dẫn tới dư thừa. Một số nguyên nhân bướu cổ thừa iot có thể kể đến như sau:
- Ăn quá nhiều i ốt.
- Dùng thuốc có iốt, các chất bổ sung i-ốt kết hợp với các thuốc chống tuyến giáp.
- Bị các bệnh lý như: bệnh Graves, Goitres, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.
Có rất nhiều loại bướu cổ khác nhau có thể lành tính nhưng cũng có những loại cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng nên nếu bạn có phát hiện bất thường nên đến các bệnh viện để được bác sĩ khám, thực hiện các xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán chính xác.
Thừa iot có thể bị bướu cổ không?
4. Các phương pháp điều trị bướu cổ do thừa i ốt
Việc điều trị bướu cổ thừa i ốt còn tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh lý. Thông thường, bạn phải đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn và chỉ định. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tìm hiểu qua một vài phương pháp dưới đây nếu đang thắc mắc làm thế nào để hết bướu cổ do thừa i ốt:
- Tình trạng bướu cổ nhỏ, không có triệu chứng lâm sàng:
Khám và theo dõi, siêu âm để đánh giá kích thước.
- Sử dụng thuốc trong trường hợp rối loạn chức năng tuyến giáp:
Các loại thuốc này sẽ giúp đưa hormone tuyến giáp trở về mức bình thường. Cũng có thể kết hợp uống thuốc sau khi xạ trị và phẫu thuật tuyến giáp.
- Giảm kích thước của tuyến giáp nhờ xạ trị:
Là phương pháp sử dụng iốt phóng xạ giảm kích thước của tuyến giáp cho hiệu quả điều trị tốt.
- Phẫu thuật bướu cổ:
Khi bị ung thư tuyến giáp, tùy theo tình trạng mà bác sĩ sẽ quyết định phẫu thuật để cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần tuyến giáp độc.
Xem ngay: Top những thực phẩm chứa nhiều iot tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ
Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về dư thừa iốt gây ra bệnh gì, đồng thời biết được bướu cổ do thừa i ốt nên điều trị như thế nào. Đừng quên lan tỏa những thông tin sức khỏe hữu ích này cho bạn bè và người thân cùng biết nhé.