Khoáng chất Natri là gì? Vai trò của Natri đối với cơ thể

1. Natri (Sodium) trong cơ thể con người là gì?
Natri (Sodium) được biết đến là chất điện giải trong cơ thể (thường tồn tại dưới dạng muối Natri clorua), tham gia vào nhiều quá trình sinh lý quan trọng, đóng vai trò duy trì cân bằng các chất lỏng, hỗ trợ chức năng của các tế bào để cơ thể vận hành một cách suôn sẻ. Natri gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan như: thận, huyết áp, não bộ, hệ tiêu hóa. Đó là lý do thiếu natri có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Natri (Sodium) được biết đến là chất điện giải trong cơ thể (thường tồn tại dưới dạng muối Natri clorua), tham gia vào nhiều quá trình sinh lý quan trọng.
2. Vai trò của Natri đối với cơ thể
Natri đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, như sau:
Đảm bảo cân bằng giữa các chất trong cơ thể:
Natri là một chất điện giải đóng vai trò kiểm soát lượng nước trong cơ thể đồng thời điều chỉnh áp suất thẩm thấu từ đó duy trì cân bằng chất lỏng giữa các tế bào và máu.
Thúc đẩy dẫn truyền thần kinh
Natri tham gia vào quá trình dẫn truyền các xung thần kinh, nhờ đó mà cơ thể có thể phản ứng nhanh nhạy và chính xác với những thay đổi, ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.
Hỗ trợ hoạt động của cơ bắp
Natri điều hòa các chức năng co và giãn cơ của cơ bắp, giúp cơ thể vận động linh hoạt và hiệu quả hơn.
Điều hòa huyết áp
Natri điều chỉnh lượng nước và muối trong cơ thể, hỗ trợ kiểm soát huyết áp ở mức ổn định.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Natri thúc đẩy quá trình sản xuất dịch vị cũng như các enzyme tiêu hóa, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dưỡng chất nuôi cơ thể.
3. Lượng Natri tiêu thụ mỗi ngày bao nhiêu là đủ?
Theo khuyến nghị từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng tiêu thụ natri hàng ngày nên ở mức như sau:
Người thành niên: Không quá 2.300 mg natri/ ngày (~5g muối).
Người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao: không quá 1.500 mg/ngày.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: không quá 1,5 g muối và với trẻ sơ sinh dưới 0,3 g muối. (Lượng natri này rất thấp và thường có trong rau, củ, thức ăn hàng ngày nên trẻ em dưới 1 tuổi không cần bổ sung thêm muối).
Việc kiểm soát lượng natri bổ sung cho cơ thể là quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch và nhất là phòng chống các bệnh liên quan đến cao huyết áp.
Lượng natri cần thiết cho cơ thể tùy theo độ tuổi.
4. Những tác hại khi cơ thể thiếu Natri
Thiếu natri trong máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cụ thể như sau:
Người mệt mỏi, uể oải và yếu cơ:
Thiếu natri ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung thần kinh và hoạt động co cơ, dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi và yếu cơ, co cứng cơ, thậm chí là chuột rút.
Hoa mắt và chóng mặt
Thiếu natri ảnh hưởng đến quá trình lưu thông tuần hoàn máu, dẫn tới máu lên não chậm, gây ra hoa mắt và chóng mặt.
Buồn nôn và nôn
Hạ natri máu gây mất cân bằng các chất, gây buồn nôn và nôn.
Sốc và hôn mê
Nếu thiếu natri nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng sốc và hôn mê, ảnh hưởng tới tính mạng.
5. Bổ sung Natri cho cơ thể bằng cách uống nước khoáng Dakai hằng ngày
Nếu bạn lo sợ chế độ ăn uống hàng ngày không thể đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng natri cần thiết, hãy bổ sung trực tiếp bằng cách sử dụng nước khoáng thiên nhiên Dakai.
Nước khoáng Dakai chứa một lượng natri vừa đủ, giúp cân bằng điện giải và duy trì các chức năng cơ bản của cơ thể. Đồng thời, uống nước khoáng Dakai còn bổ sung nhiều khoáng chất thiết yếu khác như: magie, kali, canxi, iot, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tim mạch, huyết áp, tiêu hóa, làm đẹp làn da và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Natri là một khoáng chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng cơ bản của cơ thể. Kiểm soát lượng natri mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp, bạn nhé.