Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển về cả thể chất và trí não. Việc hiểu rõ về bệnh lý này để nhận biết kịp thời sẽ giúp tìm được nguyên nhân và cách xử lý phù hợp để trẻ mau chóng hồi phục. Hãy tham khảo bài viết sau để biết nên làm gì khi trẻ bị tiêu hóa nhé.
Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

1. Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Là Gì?

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà hệ tiêu hóa của trẻ vì một nguyên nhân nào đó tác động, khiến chúng hoạt động không bình thường. Từ đó, một loạt các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, chướng bụng có thể xảy ra. Đây là tình trạng phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bởi đây là đối tượng mà hệ tiêu hóa còn chưa ổn định, rất dễ bị các yếu tố có hại tấn công.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng mà hệ tiêu hóa của trẻ vì một nguyên nhân nào đó tác động, khiến chúng hoạt động không bình thường. 

2. Biểu Hiện Rối Loạn Tiêu Hóa Thường Gặp Ở Trẻ

2.1. Tiêu Chảy

Tiêu chảy là tình trạng mà trẻ đi ngoài nhiều lần (quá 3-5 lần/ngày), cùng với đó là phân có dạng lỏng, có mùi hôi, tanh, có thể có bọt hoặc không. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa.

2.2. Táo Bón

Táo bón là tình trạng trẻ đi ngoài khó do phân khô và cứng, một số trẻ còn bị chảy máu do việc đi ngoài quá khó khăn. Trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa thường có số lần đi ngoài giảm xuống ít hơn bình thường (2-3 ngày mới đi ngoài 1 lần).

2.3. Đầy Hơi, Chướng Bụng

Đây là một trong những biểu hiện của trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi trẻ cảm thấy bụng căng tức, khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu là do tích tụ khí trong dạ dày và ruột, không thoát ra được.

2.4. Buồn Nôn, Nôn Mửa

Một vài trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể bị buồn nôn hoặc nôn mửa, nhất là sau khi ăn nhưng trẻ không tiêu hóa được thức ăn.

2.5. Đau Bụng

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể kêu đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực thượng vị hoặc một vài vùng khác nhau của bụng.

3. Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

3.1. Chế Độ Ăn Uống Không Phù Hợp

Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ, chủ yếu là do thức ăn không hợp vệ sinh, không được chế biến đúng cách hoặc chế độ dinh dưỡng không khoa học, ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo, hoặc các loại thức ăn khó tiêu do với hệ tiêu hóa của bé.

3.2. Thói Quen Ăn Uống Sai Cách

Nếu trẻ ăn quá nhanh, nuốt chửng không nhai kỹ ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa của dạ dày, cùng với đó là thói quen ăn uống thất thường gây rối loạn tiêu hóa.

3.3. Nhiễm Khuẩn, Nhiễm Ký Sinh Trùng

Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc do thức ăn, nước uống không sạch.

3.4. Stress, Căng Thẳng

Trẻ em cũng có thể bị căng thẳng, nhất là khi bạn thay đổi môi trường sống hoặc học tập của bé đột ngột. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ gây ra các biểu hiện rối loạn.

4. Nên Làm Gì Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa

4.1. Điều Chỉnh Chế Độ Ăn Uống

Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp, sữa chua,... ít dầu mỡ, ít mặn, ít ngọt sẽ làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, giúp bạn trẻ dễ dịu hơn khi bị rối loạn tiêu hóa.

4.2. Đảm Bảo Vệ Sinh Thực Phẩm

Hãy đảm bảo thức ăn của trẻ luôn được chế biến kỹ, ăn chín uống sôi. Nhớ vệ sinh cho bé trước khi ăn nhất là rửa tay sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa.

4.3. Khuyến Khích Uống Nhiều Nước

Cho trẻ uống đủ nước sạch hàng ngày. Đặc biệt với trẻ trên 1 tuổi, có thể bổ sung nước khoáng thiên nhiên Dakai để cung cấp khoáng chất, tăng độ kiềm, trung hòa axit tốt cho hệ tiêu hóa đang rối loạn của trẻ. Nước khoáng Dakai còn cung cấp iot tự nhiên, giúp phát triển thể chất và trí não cho trẻ.

Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước khi bị rối loạn tiêu hóa.

4.4. Tạo Thói Quen Ăn Uống Khoa Học

Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ cho bé, không ăn quá khuya, không bỏ bữa. Đặc biệt, bạn nên hướng dẫn trẻ  ăn chậm, nhai kỹ để hỗ trợ hệ tiêu hóa đang bị ảnh hưởng.

4.5. Giữ Tâm Lý Thoải Mái Cho Trẻ

Cho bé vận động thường xuyên, tạo môi trường sống thoải mái, nhằm giải tỏa những áp lực giúp trẻ không bị stress.

4.6. Theo Dõi Tiến Triển Bệnh Để Kịp Thời Xử Lý

Khi thấy bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, hãy quan sát các triệu chứng của trẻ, nếu kéo dài hoặc nghiêm trọng hãy đưa trẻ đến bác sĩ.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ dù là tình trạng phổ biến nhưng đừng quên theo dõi và đưa ra cách xử lý phù hợp. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.