Loãng Xương: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng Ngừa
1. Loãng Xương Là Gì?
Loãng xương là tình trạng giảm mật độ bên trong cấu trúc khiến cấu trúc xương bị thoái hoá. Từ đó xương trở nên yếu, mỏng manh, và dễ gãy.
Loãng xương thường gặp ở người cao tuổi. Bởi lão hoá khiến quá trình tái tạo xương giảm sút không thể theo kịp được tình trạng giảm hụt mật độ trong kết cấu xương.
Ngoài ra cũng có những yếu tố khác ảnh hưởng khiến quá trình loãng xương diễn ra nhanh hơn. Thông thường tình trạng này diễn ra trong âm thầm, và các triệu chứng chỉ trở nên rõ ràng khi nghiêm trọng hơn như: xương đã bị gãy hoặc biến dạng.
Tình trạng loãng xương.
2. Nguyên Nhân Gây Ra Loãng Xương
Như đã nói ở trên có nhiều yếu tố khiến loãng xương nặng nề hơn, bao gồm:
Lão hoá: Con người ngày càng lớn tuổi, mật độ xương giảm dần do lão hoá xảy ra, quá trình hấp thụ canxi và vitamin D trong cơ thể giảm, làm cấu trúc xương lỏng lẻo, trở nên yếu hơn.
Rối loạn hormone nhất là sự giảm sản xuất nội tiết tố estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh và nội tiết tố testosterone ở nam giới khiến nguy cơ loãng xương tăng cao.
Việc cơ thể thiếu hụt đi một lượng lớn canxi, vitamin D cũng như protein do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không cân đối cũng là nguyên nhân chính gây loãng xương.
Hạn chế vận động, không tập thể dục thường xuyên cũng là yếu tố khiến cấu bạn bị loãng xương, xương suy yếu.
Lạm dụng các loại thuốc, như corticosteroid, khiến mật độ xương bị ảnh hưởng nhất là khi sử dụng liều cao, lâu dài.
Gia đình có người thân tiền sử loãng xương thì bạn cũng có nguy cơ gặp phải tình trạng này.
3. Dấu Hiệu Của Bệnh Loãng Xương
Loãng xương là căn bệnh phát triển âm thầm, bởi vì nó thường không có triệu chứng rõ ràng nhất là ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể xem xét một số dấu hiệu cảnh báo như:
Thường xuyên đau lưng, đau cổ, vùng vai gáy.
Chiều cao có thể giảm đi do loãng xương ảnh hưởng tới xương sống.
Biến dạng xương cột sống do loãng xương gây ra có thể dẫn đến dáng đi còng lưng.
Xương suy yếu nên dễ gãy ngay khi bạn bị chấn thương nhẹ.
4. Đối Tượng Có Nguy Cơ Mắc Loãng Xương Cao
Thông thường, loãng xương xảy ra thường xuyên ở một số đối tượng như sau:
Người cao tuổi có nguy cơ loãng xương cao do lão hoá.
Phụ nữ sau mãn kinh do cơ thể suy giảm estrogen gây loãng xương ở phụ nữ.
Người bị thiếu hụt dinh dưỡng, nhất là vitamin D và canxi.
Người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, làm giảm khả năng hấp thụ canxi.
Người lạm dụng các loại thuốc corticosteroid lâu ngày làm giảm mật độ xương trong cấu trúc và gây loãng xương.
Người có người thân trong gia đình đã từng bị loãng xương.
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị loãng xương nhất.
5. Phòng Ngừa Bệnh Loãng Xương Bằng Cách Nào
Nhằm cải thiện tình trạng loãng xương, bạn có thể áp dụng các phương pháp ngăn ngừa sau đây:
Bổ sung canxi và vitamin D hàng ngày để củng cố cấu trúc xương. Nhất là vitamin D rất cần thiết cho việc tổng hợp canxi.
Vận động thường xuyên nhất là các bài tập như đi bộ, chạy bộ, gym hay yoga sẽ giúp củng cố cấu trúc xương chắc khỏe.
Để phòng ngừa loãng xương tốt nhất nên bỏ thuốc lá, không uống rượu bia.
Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất khác để tốt cho cơ thể.
Nếu thấy biểu hiện lạ hãy đến bệnh viện để bác sĩ khám và phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời.
Loãng xương có thể coi là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều bất tiện nhất là với người già. Vì vậy, tìm hiểu kỹ nguyên nhân, những biểu hiện thường gặp để phát hiện và phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ hệ xương khớp và sức khỏe tổng thể.