Môi trường kiềm là gì? Cách tạo môi trường kiềm trong cơ thể như nào
1. Môi Trường Kiềm Là Gì?
Môi trường kiềm là môi trường mà trong đó chỉ số pH đo được là lớn hơn 7. Cơ thể con người cũng chứa môi trường kiềm với độ pH lý tưởng nằm ở mức từ 7.35 đến 7.45. Đây cũng là một trong những yếu tố xác định cơ thể bạn có đang khoẻ mạnh hay không.
Môi trường kiềm là môi trường mà trong đó chỉ số pH đo được là lớn hơn 7.
2. Tầm Quan Trọng Của Môi Trường Kiềm Trong Cơ Thể
Môi trường kiềm đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống. Bởi cơ thể phải tạo ra được môi trường này thì mới đảm bảo các chức năng sinh lý và duy trì sức khỏe tổng thể.
Một số vai trò quan trọng của môi trường kiềm trong cơ thể có thể kể đến như sau:
Cân bằng độ pH máu, hỗ trợ cho các phản ứng sinh hóa.
Tăng cường hệ miễn dịch, nhờ ngăn chặn các nguy cơ viêm nhiễm, do môi trường kiềm hạn chế vi khuẩn có hại sinh sôi.
Giảm nguy cơ bị các bệnh mạn tính nhất là căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch.
Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa nhờ trung hoà axit, giúp tiêu hoá thức ăn tốt hơn và tăng cường hấp thụ dưỡng chất cho cơ thể.
3. Nếu Cơ Thể Thiếu Môi Trường Kiềm Sẽ Xảy Ra Điều Gì?
Khi cơ thể thiếu môi trường kiềm, tính axit trở nên mạnh hơn, gây ra những vấn đề sức khỏe như sau:
Tình trạng suy nhược cơ thể: Thiếu tính kiềm, quá trình tổng hợp năng lượng cho cơ thể bị ảnh hưởng, dẫn tới tình trạng mệt mỏi, suy nhược.
Các vấn đề rối loạn tiêu hóa với biểu hiện như ợ chua, trào ngược thực quản và khó tiêu do dư thừa axit thiếu tính kiềm.
Môi trường kiềm bị mất đi, khiến tính axit tăng, ảnh hưởng tới mật độ xương, gây ra loãng xương.
Môi trường kiềm tăng cường hệ miễn dịch nên nếu nó bị mất đi có thể dẫn tới viêm nhiễm và mắc các bệnh mãn tính.
4. Cách Tạo Môi Trường Kiềm Trong Cơ Thể
4.1 Xây Dựng Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm: các loại hạt (hạnh nhân, hạt bí), rau xanh (các loại rau lá xanh như: cải bó xôi, cải kale,...), đậu hũ và trái cây (chuối hay dưa hấu, chuối, nước chanh) đều là những thực phẩm có tính kiềm, tạo môi trường kiềm cho cơ thể.
Nên hạn chế các loại thực phẩm có tính axit cao như: thịt đỏ, thức ăn nhanh, đường tinh luyện và đồ uống có cồn để duy trì môi trường kiềm trong cơ thể.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ tạo môi trường kiềm bên trong cơ thể.
4.2 Xây Dựng Chế Độ Sinh Hoạt Hợp Lý
Một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp cân bằng độ pH trong cơ thể, bao gồm các hoạt động như:
Tập thể dục đều đặn, giúp cơ thể loại bỏ axit thông qua bài tiết mồ hôi cũng như tăng cường trao đổi chất.
Thư giãn, nghỉ ngơi điều độ, giúp giảm stress để giảm lượng axit trong cơ thể. Bạn có thể áp dụng bộ môn điều hòa hơi thở, thư giãn như yoga, thiền.
Ngủ đủ giấc giúp cơ thể phục hồi và duy trì cân bằng pH trong cơ thể.
4.3 Bổ Sung Nước Khoáng Kiềm Hằng Ngày
Thêm một cách để duy trì môi trường kiềm trong cơ thể nữa đó chính là bổ sung nước khoáng kiềm hàng ngày. Nước khoáng kiềm giúp trung hòa axit trong cơ thể. Nên ưu tiên lựa chọn các loại nước khoáng kiềm uy tín trên thị trường như nước khoáng thiên nhiên Dakai để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Nước khoáng kiềm Dakai cung cấp độ kiềm hoàn hảo, giúp tạo và duy trì môi trường kiềm bên trong cơ thể. Đồng thời, nước khoáng Dakai cũng chứa một lượng lớn khoáng chất như: natri, magie, canxi, iot,... để hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Việc duy trì môi trường kiềm trong cơ thể là một yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, áp dụng lối sống hợp lý và bổ sung nước khoáng Dakai hàng ngày, bạn có thể giúp cơ thể có môi trường kiềm ổn định hơn.