Nguyên nhân, dấu hiệu và tác hại khi cơ thể mất cân bằng điện giải
1. Mất Cân Bằng Điện Giải Là Gì?
Bạn có biết rằng: Cơ thể chứa các chất điện giải như: natri, kali, canxi, magiê,... trong thành phần của máu, dịch vụ, cũng như chất lỏng khác. Chúng giữ một vai trò quan trọng, thúc đẩy và kiểm soát các chức năng cơ bản của cơ thể: dẫn truyền hệ thần kinh, ảnh hưởng đến hoạt động co, giãn cơ liên quan đến: cơ bắp, tiêu hóa, tim mạch, huyết áp,...
Các chất điện giải này có một tỷ lệ, mức độ nhất định, thường gọi là mức bình thường thì chúng tạo nên trạng thái cân bằng. Khi mức độ này bị xáo trộn, có thể tăng hoặc giảm tỷ lệ một số chất thì sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể mất cân bằng điện giải, dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Các chất điện giải trong cơ thể có một tỷ lệ, mức độ nhất định, thường gọi là mức bình thường thì chúng tạo nên trạng thái cân bằng.
2. Nguyên Nhân Gây Mất Cân Bằng Điện Giải
Có rất nhiều lý do dẫn đến sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể như:
Cơ thể đột ngột mất nước quá nhiều: Vận động quá sức khiến mồ hôi chảy nhiều, tiêu chảy, nôn hoặc sốt cao đều khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng, dẫn tới mất cân bằng điện giải.
Chế độ ăn uống kém khoa học: Bổ sung thiếu hoặc thừa những thực phẩm chứa chất điện giải.
Sử dụng các thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, cao huyết áp gây tác dụng phụ mất cân bằng điện giải.
Người bị suy thận, tiểu đường, hoặc bệnh tuyến giáp.
3. Tác Hại Khi Cơ Thể Mất Cân Bằng Điện Giải
Cân bằng điện giải rất quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động sống của cơ thể, do đó nếu sự cân bằng này mất đi, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, như sau:
Rối loạn nhịp tim: Thiếu hụt lượng kali và canxi trong cơ thể, gây bất thường cho nhịp tim, nguyên nhân lớn gây đột quỵ
Suy giảm chức năng của hệ thần kinh và cơ bắp do quá trình co giãn cơ gặp vấn đề gây co giật, yếu cơ và chuột rút.
Rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng tới hoạt động của nhu động ruột với những biểu hiện như: táo bón và tiêu chảy.
Thiếu chất, mất nước dẫn đến suy nhược, chóng mặt, và hạ huyết áp.
Có thể gây tổn thương đến thận và gây ra suy thận.
4. Dấu Hiệu Khi Mất Cân Bằng Điện Giải
Một khi bạn biết được các dấu hiệu cơ thể mất cân bằng điện giải thì sẽ dễ dàng tìm cách khắc phục, tránh những hệ lụy đáng tiếc:
4.1 Mất Nước
Cơ thể mất nước sẽ dễ dẫn tới mất cân bằng điện giải với những biểu hiện như: cảm thấy khô miệng, khát nước, môi khô. Da bị khô và mất đàn hồi. Nước tiểu ít và sẫm màu.
4.2 Uống Quá Nhiều Nước
Uống quá nhiều nước cùng một lúc có thể gây mất cân bằng điện giải, đặc biệt là ảnh hưởng đến tỉ lệ natri trong cơ thể với các dấu hiệu như: Buồn nôn và nôn, đau đầu và mệt mỏi. Nặng hơn nữa có thể co giật và dẫn tới hôn mê.
Uống quá nhiều nước cùng một lúc có thể gây mất cân bằng điện giải, đặc biệt là ảnh hưởng đến tỉ lệ natri trong cơ thể.
4.3 Mệt Mỏi
Khi mất cân bằng điện giải cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay tức thì, kiệt sức mà không rõ nguyên nhân. Khả năng tập trung, trí nhớ cũng bị ảnh hưởng, suy giảm.
4.4 Tim Đập Bất Thường Hoặc Tim Đập Chậm
Nhịp tim không đều lúc, có thể đập nhanh hoặc chậm, cũng là một trong những dấu hiệu cơ thể mất cân bằng điện giải. Ngoài ra, nhiều người còn cảm giác đau thắt ở ngực hoặc khó thở.
4.5 Ngứa Râm Ran Ở Ngón Tay Hoặc Bàn Chân
Khi cơ thể mất cân bằng các chất điện giải như canxi và kali thường có dấu hiệu là ngứa râm ran tựa kim châm ở các ngón tay, ngón chân. Đi kèm với đó là tình trạng co rút cơ và yếu cơ, chuột rút.
4.6 Ngứa Nhiều Và Tuần Hoàn Kém
Mất cân bằng điện giải có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu nên dẫn tới nhiều biểu hiện như: Ngứa nhiều trên da, cảm giác lạnh ở các chi và tuần hoàn máu kém.
Cân bằng điện giải rất quan trọng, đảm bảo sức khỏe và các chức năng cơ thể hoạt động bình thường. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu cơ thể mất cân bằng điện giải, hãy nhanh chóng bổ sung nước cũng như các chất điện giải thông qua thực phẩm và nước uống phù hợp. Đừng quên khám bác sĩ nếu các dấu hiệu nghiêm trọng hơn.