Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm dạ dày cấp cần lưu ý
1. Viêm dạ dày cấp là gì?
Viêm dạ dày cấp tính là trạng thái xuất hiện cơn đau dữ dội cùng những biểu hiện đi kèm thường xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị kích ứng, dẫn tới viêm một cách đột ngột. Những cơn đau này xuất hiện bất thình lình do khi xuất hiện ổ viêm, các cơ quan kích hoạt phản ứng miễn dịch từ đó thu hút tế bào bạch cầu di chuyển tới vị trí viêm, thương tổn. Kết quả là những ổ loét (do niêm mạc dạ dày bị ăn mòn) dần xuất hiện những đốm xuất huyết.
Mức độ đau đớn và trầm trọng của các triệu chứng tùy thuộc vào tình trạng tổn thương ở niêm mạc. Và chúng thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn, nhất định. Sau đó, khi tình trạng viêm giảm thì các cơn đau cũng giảm dần.
Viêm dạ dày cấp tính có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở đối tượng trung niên và người già.
Viêm dạ dày cấp gây ra những cơn đau đột ngột và dữ dội ở vùng thượng vị.
2. Nguyên nhân viêm dạ dày cấp tính
2.1 Do nhiễm vi khuẩn HP
Sự tấn công của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được xem như là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh viêm dạ dày cấp tính. Loại vi khuẩn này sinh trưởng và phát triển mạnh ở trong lớp nhầy trên bề mặt của lớp niêm mạc dạ dày. Chúng gây ra các vết loét, gây viêm và là nguyên nhân của nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm, nghiêm trong nhất là ung thư dạ dày.
2.2 Phản ứng chống lại các yếu tố kích ứng
Các yếu tố gây kích ứng cho dạ dày khi xảy ra trong cơ quan này sẽ khiến cơ thể phản ứng chống lại theo cơ chế miễn dịch, dẫn tới viêm dạ dày cấp tính. Một số các yếu tố kích ứng
có thể kể đến như sau:
Trào ngược mật: Thông thường, mật sẽ được chuyển đến ruột non để giúp quá trình tiêu hóa, đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể. Nhưng nếu bị chuyển đến dạ dày (trào ngược mật) sẽ gây ra tình trạng kích ứng và gây viêm cho lớp niêm mạc của cơ quan này.
Bia rượu và đồ uống có cồn: Đây là những thức uống có thể gây kích ứng lớp niêm mạc dạ dày, dẫn tới viêm.
Lạm dụng các loại thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Các loại thuốc này có tác dụng phụ là ức chế các chất bảo vệ (Prostaglandin) nếu sử dụng quá nhiều, gây tình trạng tăng cao nồng độ axit trong dạ dày, dẫn đến lớp niêm mạc bị bào mòn, loét và viêm.
Uống sắt khi đang đói có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây viêm.
2.3 Rối loạn hệ miễn dịch
Với những người bị rối loạn hệ miễn dịch, khiến khả năng chống lại vi khuẩn ở dạ dày bị ảnh hưởng, khiến cơ quan này dễ dàng bị vi khuẩn tấn công, dẫn tới viêm dạ dày cấp tính. Các đối tượng dễ rối loạn hệ miễn dịch có thể kể đến như: bệnh nhân bị bệnh Hashimoto, HIV/AIDS, bị tiểu đường type 1 hoặc những người bị thiếu Vitamin B12,…
2.4 Các vấn đề về mạch máu
Các trường hợp gặp vấn đề về mạch máu như: bị dị dạng mạch máu bẩm sinh, người bị suy tim mạn tính, … sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu đưa về dạ dày gây viêm dạ dày cấp.
2.5 Thiếu máu cục bộ
Việc lạm dụng loại thuốc Cocain, cơ thể bị mất quá nhiều, những trường hợp bị chấn thương, bỏng quá nặng, nhiễm trùng huyết,... đều có thể gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ ở dạ dày, dẫn đến viêm dạ dày cấp.
Thiếu máu cục bộ là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp.
2.6 Ngộ độc thức ăn & dị ứng thức ăn
Khi bạn đưa vào cơ thể những thực phẩm kém vệ sinh, chứa hóa chất độc hại hoặc chứa các chất gây dị ứng thì dạ dày là cơ quan tiêu hoá sẽ chịu phản ứng nặng nề. Lúc này cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế phòng vệ, khiến lượng bạch cầu ở dạ dày tăng cao, là nguồn cơn gây kích ứng, dẫn tới tổn thương niêm mạc.
2.7 Bệnh u hạt
Các bệnh nhân bị u hạt thường sẽ bị tổn thương đến hàng rào miễn dịch, khiến dạ dày dễ dàng bị vi khuẩn tấn công, gây viêm. Do đó, viêm dạ dày cấp là một biến chứng của bệnh u hạt.
3. Triệu chứng của viêm dạ dày cấp
Bệnh lý viêm dạ dày cấp sẽ có những triệu chứng như sau:
Đau và khó chịu vùng dạ dày (thượng vị). Các cơn đau xuất hiện đột ngột và có thể dữ dội.
Đi kèm ợ nóng, buồn nôn, có thể nôn, nghiêm trọng hơn là nôn ra máu.
Một số trường hợp bị sốt.
Đi ngoài có phân màu đen.
Ăn không ngon, no nhanh sau khi ăn, đầy bụng, người sụt cân đột ngột.
4. Phòng ngừa viêm dạ dày cấp bằng cách nào?
Để ngăn ngừa bệnh viêm dạ dày cấp, hãy tham khảo một vài lưu ý hữu ích sau đây nhé.
Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước nhất là nước khoáng thiên nhiên Dakai. Bởi thức uống này chứa một lượng lớn khoáng chất như: natri, canxi, magie, kali,... giúp tăng cường hệ miễn dịch và độ kiềm hoàn hảo giúp trung hòa axit trong dạ dày, củng cố sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, rất tốt cho dạ dày.
Duy trì thói quen ăn đúng bữa, không nên ăn quá no hay để quá đói. Ăn chậm nhai kỹ.
Không nên ăn quá nhiều các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ đặc biệt là có quá nhiều acid.
Hạn chế bổ sung vào cơ thể các thức uống có chứa cồn như: rượu bia.
Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tập thể dục, giữ tinh thần thư thái, hạn chế stress.
Cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm không Steroid (NSAID).
Bài viết trên đây đã cung cấp chi tiết về bệnh lý viêm dạ dày cấp xoay xung quanh các vấn đề: nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh. Hy vọng bạn đã hiểu rõ về bệnh lý này và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để có thể ngăn ngừa nó nhé.