Nguyên nhân và triệu chứng bị rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất bạn cần lưu ý

Rối loạn tiêu hoá là bệnh lý thường gặp ở mọi độ tuổi do chế độ ăn uống hoặc những yếu tố bên ngoài môi trường tác động. Vậy cụ thể nguyên nhân rối loạn tiêu hoá là gì và có các triệu chứng thế nào để nhận biết. Cùng đi tìm lời giải đáp cho các thắc mắc này trong bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin đầy hữu ích.   
Nguyên nhân và triệu chứng bị rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất bạn cần lưu ý

1. Rối Loạn Tiêu Hóa là Gì?

Rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện bất thường trong hoạt động của các cơ quan thuộc ống tiêu hoá do nhiều nguyên nhân gây ra và để lại các triệu chứng gây đau, khó chịu cho cơ thể.

Các rối loạn tiêu hoá có thể hết nhanh nếu được khắc phục kịp thời. Tuy nhiên, nếu kéo dài thì có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể gầy gò mệt mỏi và thậm chí là các bệnh lý nặng hơn của các cơ quan tiêu hoá.

Một số bệnh do rối loạn tiêu hoá lâu ngày xảy ra có thể kể đến như sau:

  • Viêm ruột thừa, các bệnh lý ngộ độc thực phẩm, thậm chí là thủng dạ dày.

  • Viêm loét đại tràng, tá tràng, dễ dẫn tới thiếu máu cục bộ đường ruột, nặng hơn nữa là ung thư…

  • Tắc ruột, viêm tụy cấp…

Rối loạn tiêu hóa là những biểu hiện bất thường trong hoạt động của các cơ quan thuộc ống tiêu hoá.

2. Nguyên Nhân Gây Ra Rối Loạn Tiêu Hóa Phổ Biến Hiện Nay

Các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất hiện nay, bao gồm:

2.1 Chế độ ăn uống kém lành mạnh

  • Bổ sung quá nhiều thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng. 

  • Uống rượu bia nhiều, lạm dụng nước ngọt có ga, cà phê.

  • Ăn uống không đúng giờ giấc, ăn quá no hoặc quá đói, ăn ngay trước giờ đi ngủ.

2.2 Căng thẳng & stress

Khi tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, stress, cơ thể sẽ tiết ra hormone khiến dạ dày hoạt động nhiều, tăng acid bên trong cơ quan này, dẫn tới các bệnh lý về dạ dày nói riêng và rối loạn tiêu hoá nói chung.

2.3 Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột

Các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có hại đồng thời cũng loại bỏ luôn một số vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này làm mất cân bằng hệ vi sinh và gây rối loạn tiêu hoá.

3. Triệu Chứng Của Rối Loạn Tiêu Hóa

Triệu chứng của rối loạn tiêu hoá có thể bao gồm những biểu hiện như sau:

  • Đau hoặc khó chịu ở vùng bụng, một số trường hợp còn bị đau lưng.

  • Buồn nôn và nôn mửa, tức ngực.

  • Tiêu chảy hoặc táo bón.

  • Cảm giác đầy bụng, chướng bụng, khó chịu, đầy hơi,khó tiêu, thường xuyên bị ợ hơi hoặc ợ chua.

  • Ăn không ngon miệng, người mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng.

4. Nguy Cơ Mắc Rối Loạn Tiêu Hóa

4.1 Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên

Trẻ em và thanh thiếu niên là những đối tượng dễ bị rối loạn tiêu hoá. Nguyên nhân là do trẻ em có hệ tiêu hóa non yếu, đang dần hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút có trong thức ăn, nước uống hay các yếu tố khác bên ngoài môi trường tác động gây ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng rối loạn. 

Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải rối loạn tiêu hóa.

4.2 Người Cao Tuổi

Người cao tuổi thường mắc các vấn đề về rối loạn tiêu hóa do suy giảm chức năng của các cơ quan như dạ dày và ruột. Lão hoá khiến các cơ quan này làm việc kém linh hoạt. Đồng thời hệ miễn dịch cũng yếu đi, dẫn tới dễ bị các yếu tố bên ngoài môi trường tác động.

5. Phòng Ngừa Rối Loạn Tiêu Hóa Bằng Cách Nào?

Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, bổ sung nhiều chất xơ và vitamin từ rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. 

  • Tăng cường hoạt động thể chất hàng ngày, thư giãn tinh thần, thoải mái, vui vẻ hơn.

  • Hạn chế bổ sung đồ uống có cồn, nước ngọt, cà phê,... 

  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (2-3 lít/ngày). Có thể bổ sung nước lọc, nước trái cây hoặc nước khoáng thiên nhiên Dakai để bù nước, khoáng chất, hỗ trợ tiêu hoá, giảm các biểu hiện của rối loạn tiêu hoá.

Nếu các biểu hiện rối loạn tiêu hoá ngày càng nhiều, có dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời đừng quên thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống trở nên lành mạnh hơn để bảo vệ sức khoẻ.