Đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa đau dạ dày

Đau dạ dày là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, gây ra sự không thoải mái và ảnh hưởng tiêu cực cuộc sống hàng ngày. Để cải thiện được tình trạng đau dạ dày, bạn cần biết nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng ngừa. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết nhất những thông tin này, hãy tham khảo ngay để biết thêm kiến thức hữu ích nhé.
Đau dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa đau dạ dày

1. Đau Dạ Dày là Gì?

Đau dạ dày là tình trạng mà niêm mạc của dạ dày bị tổn thương gây ra cảm giác đau hoặc khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, các rối loạn tiêu hóa hoặc tăng tiết vị axit mặc dù dạ dày không bị thương tổn cũng gây ra cảm giác đau ở khu vực này.

Các cơn đau thường âm ỉ, đặc biệt xuất hiện khi quá đói hoặc quá no.

Đau dạ dày gây ra những biểu hiện khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

2. Đau Dạ Dày là Đau ở Chỗ Nào?

Cụ thể, đau dạ dày là những cơn đau xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau ở vùng bụng. Nhưng phổ biến nhất phải kể đến vùng thượng vị. Đây được biết đến là khu vực ở phía trên rốn và phía dưới xương ức. 

Một khi dạ dày bị thương tổn, những cơn đau căng tức, âm ỉ xuất hiện. Trong một số trường hợp các cơn đau có thể bị đẩy lên cả vùng ngực và lưng, vô cùng khó chịu.

3. Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Đau Dạ Dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các cơn đau dạ dày, hãy cùng tham khảo một số lý do phổ biến nhất như sau:

3.1 Tình Trạng Loét Dạ Dày Tá Tràng

Loét dạ dày tá tràng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các đau dạ dày. Tình trạng này thường do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) hoặc sử dụng thuốc kháng viêm Non Steroid hoặc Aspirin gây ra.

3.2 Bệnh Lý Viêm Cấp Tính Niêm Mạc Dạ Dày Tá Tràng

Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày tá tràng thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến bệnh nhân gặp phải các cơn đau dạ dày âm ỉ, cực kỳ khó chịu.

3.3 Do khối u ác tính ở thực quản dạ dày

Khối u ác tính tại thực quản dạ dày có thể gây ra cảm giác đau và khó chịu nhất là trong khi ăn. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết để bạn có thể kịp thời phát hiện căn bệnh này và điều trị càng sớm càng tốt.

3.4 Chế độ ăn uống thất thường kém lành mạnh

Nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường và chất béo, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, cay nóng,... sẽ tạo áp lực lên dạ dày, khiến cơ quan này hoạt động trì trệ, gây ra các cơn đau.

Ngoài ra, ăn không đúng giờ, đủ bữa, uống nhiều rượu bia cũng khiến dạ dày bị thương tổn, dẫn tới viêm nhiễm và cũng có thể dẫn tới đau dạ dày.

Đau dạ dày rất nguy hiểm có thể là dấu hiệu của khối u ác tính.

3.5 Stress, Căng Thẳng, Trầm Cảm

Stress, lo lắng, căng thẳng, những hệ lụy của căn bệnh trầm cảm kéo dài khiến cơ thể tiết ra hormone gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan tiêu hóa như nhu động ruột, khiến hoạt động co bóp của dạ dày bị cản trở và kết quả là các biểu hiện đau bụng, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua. Ngoài ra, căng thẳng còn biến đổi hệ vi sinh đường ruột, gây ra tình trạng mất cân bằng và những cơn đau dạ dày.

3.6 Tác Dụng Phụ Của Thuốc Điều Trị

Một số loại thuốc điều trị bệnh dùng trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ là đau dạ dày.

3.7 Dị Ứng và Không Dung Nạp Thực Phẩm

Dị ứng và không dung nạp thực phẩm có thể gây ra phản ứng ở dạ dày dẫn tới các cơn đau.

4. Cách Phòng Ngừa Đau Dạ Dày

Để ngăn ngừa các cơn đau dạ dày, bạn cần tham khảo những lưu ý sau:

  • Luôn duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, theo đúng thời gian biểu, bổ sung nước, vitamin và khoáng chất.

  • Tránh stress và lo lắng, căng thẳng kéo dài.

  • Hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm Non steroid và các loại thuốc gây ra tác dụng phụ cho dạ dày.

  • Hạn chế  các thức ăn và thức uống gây ra dị ứng hoặc không dung nạp.

5. Đau Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không?

Đau dạ dày có thể là một triệu chứng của các căn bệnh nghiêm trọng, như loét dạ dày tá tràng hoặc khối u ác tính. Do đó, nếu thấy các cơn đau nhiều và thường xuyên hãy đến bác sĩ khám để điều trị càng sớm càng tốt.

Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa đau dạ dày là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Hy vọng những thông tin trên đã mang đến cho bạn những kiến thức cực kỳ hữu ích.