Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa nhận biết bằng cách gì?
1. Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Là Bệnh Gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ là tình trạng mà hoạt động cơ vòng tiêu hoá gặp bất thường gây ra những biểu hiện khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất, đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể. Rối loạn tiêu hóa của trẻ mang đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới quá trình phát triển, khiến trẻ chậm tăng cân, còi cọc, dễ bị bệnh.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ ảnh hưởng tới quá trình phát triển, khiến trẻ chậm tăng cân, còi cọc, dễ bị bệnh.
2. Biểu Hiện Nhận Biết Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Để nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hoá, bạn có thể xem xét các dấu hiệu như sau:
Táo bón: 2-3 ngày bé mới đi ngoài 1 lần, phân cứng, khó khăn, rặn nhiều và có thể khóc khi đi ngoài.
Tiêu chảy: trẻ đi ngoài phân lỏng, tanh, có mùi hôi từ 2-3 lần/ngày.
Phân sống: trẻ đi ngoài phân lỏng, có dính chất nhầy, hôi, có bọt hoặc thức ăn còn chưa được tiêu hoá lẫn trong phân.
Đau bụng: bé bị đau bụng, khó chịu, với trẻ sơ sinh thường quấy khóc, bỏ bú.
Đầy hơi, trướng bụng.
Ợ chua, cảm thấy đắng trong khoang miệng, một số bé có thể buồn nôn, nôn ói.
Trẻ kém ăn, người còi cọc, xanh xao.
3. Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa non yếu, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố bên ngoài. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ.
Hệ miễn dịch yếu khiến trẻ dễ dàng bị tấn công bởi virus, vi khuẩn nhất là với các cơ quan hệ tiêu hoá, tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố bên ngoài môi trường như thức ăn, nước uống,...
Trẻ nhỏ sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều, sẽ có tác dụng phụ làm biến đổi, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến hệ tiêu hoá dễ bị rối loạn.
Chế độ ăn uống không cân đối, ít rau xanh, trái cây, uống nước ngọt có ga, ăn bánh kẹo quá nhiều hay ăn các thực phẩm chiên xào dầu mỡ tạo áp lực lên cơ quan tiêu hoá, dẫn tới rối loạn.
4. Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Nên Ăn Uống Như Thế Nào?
Để giúp trẻ nhỏ ổn định hệ tiêu hóa, bạn có thể áp dụng một vài cách sau đây:
4.1 Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
Các loại thực phẩm giàu chất xơ như: rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây tươi sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hoá trở nên trơn tru hơn, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Cần bổ sung rau xanh, trái cây cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
4.2 Bổ Sung Thực Phẩm Giàu Probiotics
Thực phẩm chứa probiotics như sữa chua có thể tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi sinh sôi, lấy lại sự cân bằng cho hệ vi sinh trong đường ruột. Từ đó, cơ quan tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa cả táo bón và tiêu chảy.
4.3 Những Thức Ăn Dễ Tiêu Hóa
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá, thay vì cho trẻ ăn các thực phẩm khô cứng, khó tiêu thì nên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu và hấp thụ như: cháo, canh,...
4.4 Uống Đủ Nước
Khuyến khích trẻ nhỏ uống đủ nước trong ngày để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Đồng thời với tình trạng rối loạn tiêu hoá có tiêu chảy thì bé rất dễ mất nước và khoáng chất cần bổ sung để tránh trẻ mệt mỏi, kiệt sức,... Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước trái cây, nước khoáng thiên nhiên Dakai (cho trẻ trên 1 tuổi) để bù thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ.
4.5 Hạn Chế Sử Dụng Các Đồ Uống Có Chất Kích Thích
Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa đường như nước ngọt có ga sẽ không tốt cho hệ tiêu hoá.
5. Lưu Ý Sau Khi Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Ngoài ra, khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá hãy lưu ý những điểm sau:
Đảm bảo trẻ được đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi để lấy lại sức lực nhanh chóng.
Theo sát chế độ ăn uống khoa của trẻ sau rối loạn tiêu hoá, phát hiện kịp thời các biểu hiện lạ.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc nhận biết các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Một hệ tiêu hoá ổn định là “chìa khoá” để trẻ khỏe mạnh mỗi ngày.