Tác hại của việc thiếu hụt Iot

1. Mối liên quan giữa Iot và tuyến giáp
Iot là nguyên tố vi lượng quan trọng cho sức khỏe tuyến giáp - tuyến nội tiết sản xuất hormone điều hòa nhiều chức năng trong cơ thể. Nếu thiếu Iot, tuyến giáp sẽ suy yếu và không sản sinh đủ hormone cần thiết, từ đó gây ra tình trạng suy giáp.
Bên cạnh đó, nếu cơ thể thừa Iot, tuyến giáp sẽ hoạt động quá mức và gây ra cường giáp Jod-Basedow. Thiếu Iot cũng có thể làm tuyến giáp sưng lên, tạo thành bướu cổ. Bướu cổ có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thiếu Iot được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến thường gặp.
Giữa Iot và tuyến giáp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
2. Các tác hại của việc thiếu Iot
2.1 Đối với thai nhi
Thiếu hụt Iot ở phụ nữ mang thai có thể gây ra một số các biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi như sinh non, dị tật bẩm sinh và cretinism. Trong đó, cretinism là một hình thái suy giáp nặng ở trẻ sơ sinh, gây ra các triệu chứng như thấp còi, chậm lớn, khuyết tật xương khớp, rối loạn tiêu hóa và suy giảm trí tuệ.
2.2 Đối với trẻ sơ sinh
Thiếu hụt Iot ở trẻ sơ sinh có thể gây ra suy giáp ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, từ đó dẫn đến các triệu chứng như tăng cân chậm, da khô, tóc rụng và rối loạn tiêu hóa… Nếu không được phát hiện và bổ sung Iot kịp thời, tình trạng suy giáp ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến chậm phát triển não bộ và thể chất, ảnh hưởng đến khả năng học tập và giao tiếp của trẻ về sau.
2.3 Đối với trẻ em và thiếu niên
Thiếu hụt Iot ở trẻ em và thiếu niên có thể gây ra tình trạng còi xương, chậm phát triển chiều cao và cân nặng, thậm chí còn gây suy giảm khả năng miễn dịch, mệt mỏi, kém tập trung và làm suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến chất lượng học tập và đời sống sinh hoạt thường ngày.
2.4 Đối với người trưởng thành
Tác hại của việc thiếu Iot ở người trưởng thành chính là có thể gây ra các rối loạn tuyến giáp như bướu cổ (sưng to của tuyến giáp), bệnh Basedow (bệnh cường giáp), suy giáp (suy chức năng tuyến giáp) và ung thư tuyến giáp.
Thiếu Iot là nguyên nhân hàng đầu gây bướu cổ ở người trưởng thành
Các rối loạn này có thể gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh hoặc chậm, run tay, mồ hôi trộm, mất cân bằng nhiệt độ, mất ngủ, hay lo âu, trầm cảm, khó thở hay thậm chí là giảm sút trí nhớ và sự tập trung.
3. Cách phòng bệnh và các biện pháp phòng ngừa thiếu i-ốt?
Để phòng bệnh thiếu hụt i-ốt, bạn cần phải bổ sung đủ hàm lượng i-ốt cho cơ thể bằng cách duy trì chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng nguồn thức ăn, chú ý đến các nguồn thực phẩm giàu iot như hải sản, rong biển, sữa, trứng và đặc biệt là muối iot. Ngoài ra, bạn đọc cần thực hiện kiểm tra tuyến giáp định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường từ đó có các biện pháp phòng ngừa và phương pháp điều trị bệnh thiếu i-ốt kịp thời.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, cần uống thuốc bổ sung Iot theo chỉ định của bác sĩ để có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Để cung cấp đủ Iot cho cơ thể một cách an toàn, bạn có thể tham khảo những cách sau:
Không nêm muối khi đang nấu mà chỉ nêm khi thức ăn đã chín, vì nhiệt độ cao sẽ làm mất Iot trong muối.
Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu Iot. Bạn nên đa dạng hóa chế độ ăn uống với nhiều loại rau xanh, trái cây, hải sản và các sản phẩm từ sữa.
Nếu có chỉ định của bác sĩ nội tiết, bạn có thể bổ sung Iot bằng viên uống. Mỗi viên chứa khoảng 50 - 150µg Iot và bạn chỉ cần uống từ 100 - 200µg mỗi ngày.
Bên cạnh đó, quý bạn đọc có thể lựa chọn nước khoáng thiên nhiên Dakai chứa hàm lượng i-ốt hoàn toàn tự nhiên để bổ sung hàm lượng i-ốt cần thiết mỗi ngày cho cơ thể nhé.
Điều chỉnh chế độ ăn uống chính là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt Iot
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các tác hại của việc cơ thể thiếu hụt Iot. Cùng chia sẻ bài viết để ngăn ngừa tình trạng nói trên, qua đó giúp mỗi người chúng ta luôn duy trì được chất lượng cuộc sống khỏe mạnh bạn nhé!