Những tác hại nghiêm trọng của việc thức khuya bạn cần lưu ý

Thức khuya, thiếu ngủ làm đảo lộn đồng hồ sinh học, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn vẫn đang giữ thói quen này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ cảnh báo bạn những tác hại của việc thức khuya dễ nhận thấy nhất.
Những tác hại nghiêm trọng của việc thức khuya bạn cần lưu ý

1. Mối Liên Hệ Giữa Giấc Ngủ Và Đồng Hồ Sinh Học Của Cơ Thể

Giấc ngủ là một phần của quá trình duy trì sức khỏe ổn định và cân bằng đồng hồ sinh học của cơ thể. Đồng hồ sinh học là cơ chế tự nhiên giúp điều chỉnh các quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra theo đúng trình tự. Đồng hồ sinh học có chu kỳ 24 giờ, bao gồm giấc ngủ, nhiệt độ cơ thể, quá trình tiết hormone. 

Ngoài ra, giấc ngủ cũng là khoảng thời gian giúp cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Có rất nhiều hoạt động chỉ diễn ra hiệu quả trong lúc ngủ, đặc biệt là quá trình tái tạo năng lượng cho các cơ quan nội tạng.

Do đó, việc thức khuya thường xuyên vừa làm rối loạn đồng hồ sinh học, vừa ảnh hưởng đến quá trình tái nạp năng lượng của cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Giấc ngủ là một phần của quá trình duy trì sức khỏe ổn định và cân bằng đồng hồ sinh học của cơ thể. 

2. Tác Hại Của Việc Thức Khuya Đối Với Cơ Thể

2.1 Gây Nguy Cơ Suy Giảm Trí Nhớ

Quá trình củng cố trí nhớ của não bộ diễn ra trong lúc ngủ. Thức khuya là nguyên nhân trực tiếp tác động và làm gián đoạn quá trình này. Đồng thời, thức khuya, thiếu ngủ sẽ khiến não bộ hoạt động quá sức, ảnh hưởng đến khả năng lưu giữ và xử lý thông tin của não bộ,, dẫn đến suy giảm trí nhớ, khó tập trung và giảm hiệu suất học tập và làm việc.

2.2 Ảnh Hưởng Đến Hệ Tiêu Hóa

Thức khuya hoạt động và làm việc có thể dẫn đến tình trạng đói bụng, kèm theo đó là thói quen ăn đêm nhất là tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo và đường. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa (do ban đêm là thời gian để hệ tiêu hóa nghỉ ngơi), khiến nguy cơ mắc các bệnh dạ dày và trào ngược thực quản tăng cao.

2.3 Hệ Miễn Dịch Suy Giảm

Giấc ngủ là thời điểm cơ thể tái tạo và phục hồi hệ miễn dịch sau cả ngày dài hoạt động mạnh mẽ. Thức khuya, thiếu ngủ khiến cơ thể không kịp sản xuất các tế bào miễn dịch và kháng thể, khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.

2.4 Rối Loạn Nội Tiết

Thức khuya làm đảo lộn đồng hồ sinh học, rối loạn quá trình tiết hormone trong cơ thể, nhất là hormone cortisol và insulin, gây ra các vấn đề như tăng cân, bệnh tiểu đường cũng như các rối loạn chuyển hóa khác.

2.5 Nguy Cơ Mắc Bệnh Tim Mạch

Thức khuya, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc gây căng thẳng  hệ thần kinh, ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn máu, tác động đến hoạt động co bóp của cơ tim, mạch làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ. 

2.6 Giảm Thị Lực

Việc thức khuya, tiếp xúc với màn hình máy tính hoặc điện thoại trong bóng tối suốt thời gian dài, có thể gây mỏi mắt, khô mắt và giảm thị lực, thậm chí là thoái hóa điểm vàng và bệnh tăng nhãn áp.

Thức khuya, tiếp xúc với màn hình máy tính hoặc điện thoại trong bóng tối suốt thời gian dài gây giảm thị lực.

2.7 Da Lão Hóa Và Hư Tổn

Giấc ngủ cũng là lúc làn da được tái tạo. Thức khuya làm tăng mức cortisol, tổn thương các protein cấu trúc da, khiến quá trình sản xuất collagen bị ảnh hưởng, gây ra các vấn đề lão hóa như da khô, nếp nhăn, mụn trứng cá.

3. Xây Dựng Một Thói Quen Ngủ Nghỉ Tốt Bằng Cách Nào?

  • Tuân thủ thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, để cơ thể làm quen.

  • Giữ căn phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và tối. Sử dụng đệm và gối thoải mái.

  • Tránh sử dụng điện thoại, máy tính và TV trước khi đi ngủ 1 giờ trước (hạn chế những ảnh hưởng của ánh sáng xanh có thể gây rối loạn giấc ngủ).

  • Tắm nước ấm, tập yoga nhẹ nhàng, hít thở sâu, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ để dễ vào giấc ngủ hơn.

  • Tránh sử dụng đồ uống có chứa caffeine và rượu trước 4h chiều để không ảnh hưởng tới giấc ngủ. 

  • Tập thể dục hàng ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhưng không tập luyện cường độ cao sát giờ đi ngủ.

Với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng bạn có thể áp dụng để cải thiện chất lượng giấc ngủ và giảm thiểu các tác hại nghiêm trọng do việc thức khuya gây ra.