Táo bón: Nguyên nhân, triệu chứng và những đối tượng dễ mắc táo bón
1. Táo Bón Là Gì?
Táo bón là tình trạng khó khăn trong việc đi đại tiện với biểu hiện là phân trở nên khô và cứng dẫn tới việc khó đẩy ra ngoài. Đặc điểm của người bị táo bón là tần suất đi đại tiện ít hơn so với thông thường, 2-3 ngày/lần.
Mặc dù táo bón không gây ra những nguy hiểm đối với sức khỏe nhưng táo bón gây cảm giác khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như chất lượng cuộc sống.
Táo bón ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
2. Nguyên Nhân Gây Ra Táo Bón
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tình trạng táo bón xảy ra:
Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Thiếu hụt một lượng lớn chất xơ do không bổ sung những thực phẩm như: rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt,... ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột.
Thiếu nước do ít uống nước, khiến phân cứng, hoạt động tiêu hóa bị ảnh hưởng.
Lối sống ít vận động khiến hoạt động của nhu động ruột bị trì trệ, khiến quá trình tiêu hóa diễn ra khó khăn hơn.
Thói quen nhịn đi vệ sinh, đi vệ sinh không đều đặn hàng ngày có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn tới táo bón.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: giảm đau, thuốc chống trầm cảm, lợi tiểu.
Tác dụng phụ của một số bệnh lý như: tiểu đường, suy giáp, hội chứng ruột kích thích...
3. Triệu Chứng Bệnh Táo Bón
Dưới đây là những dấu hiệu thường gặp cho thấy bạn bị táo bón, có thể kể đến như sau:
Số lần đi đại tiện quá ít, dưới ba lần mỗi tuần.
Chất lượng phân không tốt khô, cứng gây khó khăn khi đi vệ sinh, phải dùng nhiều sức, rặn và mất thời gian mới có thể đẩy phân ra, phân lẫn máu, đau hậu môn.
Số lần đi vệ sinh quá ít nên luôn cảm thấy đầy bụng, căng cứng khó chịu, đầy hơi, đau bụng âm ỉ.
Mặc dù đã đi vệ sinh nhưng vẫn cảm thấy còn phân trong ruột.
4. Những Đối Tượng Dễ Mắc Táo Bón
Mặc dù táo bón có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính, tuy nhiên với những đối tượng sau đây thì tình trạng này xảy ra phổ biến hơn:
Người già, lớn tuổi lão hóa và ít vận động gây suy giảm chức năng tiêu hóa.
Phụ nữ mang thai do thay đổi hormone và áp lực do kích thước bụng tăng nhanh.
Trẻ em do chế độ ăn không cân bằng, thói quen đi vệ sinh thất thường, một số loại sữa gây táo bón.
Người có chế độ ăn uống kém lành mạnh, ít chất xơ, bổ sung nhiều thức ăn dầu mỡ, khô, khó tiêu và sinh hoạt không khoa học, ngồi nhiều và ít vận động, ít tham gia các hoạt động thể dục.
Trẻ em là đối tượng dễ bị táo bón.
5. Phòng Ngừa Táo Bón Bằng Cách Nào?
Để phòng ngừa táo bón, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Bổ sung một lượng lớn chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày nhất là rau xanh, trái cây, cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để ngăn ngừa tình trạng táo bón.
Uống đủ lượng nước mỗi ngày (2-3 lít nước), nhất là bổ sung nước khoáng Dakai để giúp tăng cường hoạt động của nhu động ruột giúp ngăn ngừa táo bón.
Tập thể dục thường xuyên, đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Nên thiết lập thời gian đi vệ sinh vào một khung giờ cố định mỗi ngày và duy trì thói quen tốt này cho cơ thể.
Khi muốn đi vệ sinh thì cần đi ngay, tránh nhịn vì lâu dần sẽ dễ gây táo bón.
Nếu táo bón do tác dụng phụ của thuốc thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi qua loại thuốc khác.
Táo bón là một vấn đề tiêu hóa phổ biến và gây khó chịu cho người bệnh nhưng nó hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả thông qua sự thay đổi chế độ ăn uống trở nên lành mạnh và lối sống khoa học. Nếu triệu chứng táo bón kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cụ thể và điều trị kịp thời.