Thiếu axit dạ dày là gì? Cải thiện tình trạng thiếu axit dạ dày bằng cách nào

Axit đóng vai trò quan trọng đối với dạ dày, giúp cơ quan này tiêu hóa thức này. Đó là lý do việc thiếu axit dạ dày ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của cơ quan này. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng thiếu axit dạ dày trong bài viết sau đây nhé.
Thiếu axit dạ dày là gì? Cải thiện tình trạng thiếu axit dạ dày bằng cách nào

1. Tình Trạng Thiếu Axit Dạ Dày Là Gì?

Tình trạng thiếu axit dạ dày xảy ra khi cơ thể sản xuất lượng axit dạ dày không đủ hoặc lượng axit bị giảm, làm mất cân bằng độ pH, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa cũng như hấp thụ dưỡng chất. 

Acid dạ dày có nhiệm vụ giúp cơ quan này tiêu hóa thức ăn và là chất xúc tác cho các enzyme khác hoạt động, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.

Thông thường, lượng acid ở dịch vị dạ dày có nồng độ khoảng 0.0001 - 0.001 mol/l. Đây là mức cân bằng để duy trì hoạt động ổn định ở cơ quan này. Nếu lượng  acid dạ dày hạ thấp hơn mốc này, khiến nồng độ pH vượt quá 4.5 thì sẽ được coi là thiếu axit dạ dày, gây ra những vấn đề bất thường cho hệ tiêu hóa cũng như cơ thể.

Thiếu axit dạ dày gây ra những vấn đề về tiêu hóa và khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.

2. Nguyên Nhân Gây Ra Thiếu Axit Dạ Dày Trong Cơ Thể

Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thiếu axit dạ dày bao gồm:

  • Thói quen ăn uống không điều độ

Thói quen ăn uống không đúng giờ giấc có thể ảnh hưởng đến dạ dày, khiến hoạt động của cơ quan này rối loạn, gây tình trạng thiếu axit trong dạ dày.

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt 

Việc cơ thể thiếu hụt đi các chất dinh dưỡng như: vitamin B1, B6, kẽm sẽ gây ra tình trạng thiếu axit dạ dày. Bởi đây được xem là các nguyên liệu cần thiết để cơ thể sản xuất acid dạ dày.

  • Lạm dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm

Việc sử dụng các thuốc kháng sinh, giảm đau sai cách khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, dễ gây viêm và làm mất cân bằng hệ vi sinh,... khiến niêm mạc tiết ra ít hơn lượng acid trong dạ dày như bình thường.

  • Do vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có thể tấn công dạ dày, làm giảm khả năng tiết ra niêm dịch, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của cơ quan này, gây ra tình trạng thiếu axit trong dạ dày. 

  • Stress

Căng thẳng, mệt mỏi có thể khiến dạ dày bị ảnh hưởng, tiết ra ít lượng axit hơn thông thường.

3. Triệu Chứng, Dấu Hiệu Nhận Biết Bạn Đang Thiếu Axit Dạ Dày

Một số triệu chứng và dấu hiệu của thiếu axit dạ dày có thể bao gồm:

  • Khó tiêu, ợ hơi, cảm giác đầy, chướng bụng sau khi ăn do axit tiết ra quá ít, không tiêu hóa hết thức ăn.

  • Ít cảm giác đói dù ăn nhiều do cơ thể không thể hấp thu hết dưỡng chất từ thức ăn.

  • Hôi miệng do thức ăn không được tiêu hóa hết, dẫn tới lên men vi khuẩn, sinh khí trong dạ dày.

  • Đi ngoài phân sống do thức ăn không được tiêu hóa hết, khó tiêu.

Khó tiêu, ợ hơi là dấu hiệu thiếu axit dạ dày.

4. Tác Hại Khi Thiếu Axit Dạ Dày

Ngoài những triệu chứng thiếu axit dạ dày khó chịu đã kể trên, bạn còn có thể gặp phải các nguy cơ về sức khỏe do tình trạng này gây ra như:

  • Tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, tấn công, gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày như: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày...

  • Ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể, khiến hệ miễn dịch suy yếu, người mệt mỏi, xanh xao.

5. Cải Thiện Tình Trạng Thiếu Axit Dạ Dày Bằng Cách Gì?

Để cải thiện tình trạng thiếu axit dạ dày, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Bổ sung nước khoáng Dakai chứa nhiều khoáng chất như: Natri, kali, magie, canxi,... vào chế độ ăn uống hàng ngày để trung hòa lượng axit trong dạ dày, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

  • Điều chỉnh khẩu phần ăn uống lành mạnh, nhiều thực phẩm giàu kẽm như: thịt gà, hải sản có vỏ, thực phẩm lên men như: sữa chua, phô mai,...

  • Ăn đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ, không vừa ăn vừa nằm, không ăn quá no trước khi đi ngủ.

  • Giảm stress, giữ tinh thần thư thái, thoải mái.

Hy vọng bài viết với những thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu thiếu axit dạ dày cũng như cách cải thiện mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Nếu các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời nhé.