Tổng hợp các cách điều trị bệnh loãng xương có thể bạn chưa biết
1. Bệnh Loãng Xương Có Trị Khỏi Được Không?
Loãng xương được xem là một bệnh lý mãn tính, với các biểu hiện như: xương giòn, dễ gãy, ảnh hưởng trực tiếp đến việc di chuyển, vận động của cơ thể, làm giảm chất lượng cuộc sống.
Để trả lời câu hỏi bệnh loãng xương có trị khỏi được không thì hiện nay chưa có cách điều trị hoàn toàn loãng xương. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp phù hợp, cùng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học thì có thể giảm thiểu các biểu hiện khó chịu của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương.
Vậy cách điều trị bệnh loãng xương như thế nào cho hiệu quả? Cùng tham khảo tiếp các thông tin dưới đây.
Loãng xương cần phải điều trị sớm để cải thiện hiệu quả.
2. Tổng Hợp Các Cách Điều Trị Bệnh Loãng Xương
2.1 Chế Độ Dinh Dưỡng
Để ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương trước hết phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học. Hãy bổ sung một chế độ ăn giàu canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe xương khớp.
Danh sách các thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa, các chế phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua, bổ sung các loại cá như: cá mòi, cá ngừ, cá trích, các loại hạt như: hạnh nhân, hạt bí, hải sản như: cua, tôm, ghẹ và đặc biệt là rau có màu xanh lá đậm như: cải bó xôi, bông cải xanh...
Để hỗ trợ cơ thể tổng hợp canxi tốt hơn, nên chú ý bổ sung thêm vitamin D trực tiếp từ thực phẩm chức năng, tắm nắng, hoặc các loại thức ăn như: trứng, cá hồi và nấm.
2.2 Chế Độ Sinh Hoạt Vận Động
Sinh hoạt lành mạnh, vận động điều độ là yếu tố quan trọng giúp cải thiện mật độ xương từ đó giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa nguy cơ gãy xương.
Bạn có thể áp dụng các bài tập đơn giản nhưng hữu ích như: đi bộ, chạy bộ, tập gym, yoga,... mỗi ngày ít nhất 30 phút.
Đồng thời, đừng quên ngủ đúng giờ, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe xương khớp tốt nhất.
Các bài tập thể dục hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương.
2.3 Sử Dụng Thuốc Điều Trị Loãng Xương
Nếu tình trạng loãng xương trở nên nặng hơn và ảnh hưởng lớn đến việc đi lại thì trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị loãng xương. Một số thuốc chỉ định có thể kể đến như:
Bisphosphonates: Nhóm thuốc này tác động vào cơ thể để ngăn ngừa tình trạng giảm và thiếu hụt tế bào cấu tạo nên cấu trúc xương nhằm tăng mật độ xương.
Calcitonin: Đây là thuốc giúp tăng lượng canxi trong cơ thể để giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa gãy xương.
Thuốc ổn định nội tiết tố: Với trường hợp phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc điều chỉnh hormone nhằm ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương là cần thiết nhưng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mùa và dùng thuốc.
2.4 Bổ Sung Thức Uống Có Chứa Nhiều Canxi
Để bổ sung canxi ngoài thức ăn, bạn cũng có thể uống thêm các loại nước giàu canxi, trong đó có nước khoáng kiềm. Nước khoáng Dakai có chứa một lượng canxi tự nhiên dồi dào, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loãng xương hiệu quá. Uống từ 1-2 chai nước khoáng Dakai mỗi ngày là các cung cấp canxi tự nhiên đơn giản, nhằm đảm bảo sức khỏe xương khớp.
Ngoài ra, nước khoáng kiềm còn hỗ trợ duy trì độ pH cân bằng trong cơ thể, thúc đẩy các quá trình trao đổi chất nhằm tạo môi trường thuận lợi để cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi.
Có thể nói bệnh loãng xương không thể trị khỏi hoàn toàn, nhưng nếu áp dụng các biện pháp kể trên bạn có thể giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của loãng xương đồng thời duy trì một cuộc sống khỏe mạnh. Hãy tham khảo và áp dụng ngay nhé.