Triệu chứng mắc ngộ độc thực phẩm? Cách sơ cứu kịp thời khi bị ngộ độc thực phẩm

Nhận biết được triệu chứng mắc ngộ độc thực phẩm như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, khó thở, tím tái,... sẽ giúp ích rất nhiều trong việc sơ cứu kịp thời. Hãy tham khảo ngay bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề biểu hiện khi bị ngộ độc thực phẩm nhé.
Triệu chứng mắc ngộ độc thực phẩm? Cách sơ cứu kịp thời khi bị ngộ độc thực phẩm

1. Ngộ Độc Thực Phẩm Là Gì?

Ngộ độc thực phẩm được biết đến với tên gọi trúng thực. Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể phản ứng với việc bổ sung thức ăn, nước uống có độc tố, chứa virus, vi khuẩn, hay bị ôi thiu, xuất hiện nấm mốc. Ngộ độc thực phẩm ở dạng nhẹ thì có thể hết sau vài ngày khi cơ chế miễn dịch đào thải hết độc tố ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, với những tình trạng ngộ độc thực phẩm ở dạng nặng thì cần phải nhập viện kịp thời, tránh ảnh hưởng tới tính mạng.

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi cơ thể phản ứng với việc bổ sung thức ăn, nước uống có độc tố, chứa virus, vi khuẩn, hay bị ôi thiu, xuất hiện nấm mốc.

2. Nguyên Nhân Bị Ngộ Độc Thực Phẩm

Như đã nói ở trên, có 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra ngộ độc thực phẩm, bao gồm:

  • Bổ sung vào cơ thể những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn, virus hoặc chất độc hại.

  • Bổ sung vào cơ thể các loại thực phẩm bị biến chất do chế biến sai cách, không đảm bảo an toàn vệ sinh, ô thiu, nấm mốc.

  • Bổ sung vào cơ thể các loại thực phẩm có chứa chất cấm hay hóa chất độc hại do quá trình nuôi trồng, sản xuất, bảo quản,...

3. Triệu Chứng, Dấu Hiệu Cảnh Báo Ngộ Độc Thực Phẩm

Các triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm có thể tùy theo mức độ ngộ độc, cụ thể như sau:

Ở dạng nhẹ:

  • Tiêu chảy là (đi ngoài ra phân lỏng nhiều hơn số lượng 3 lần/ngày), là cơ chế đào thải độc của cơ thể, nếu bị nhẹ có thể diễn ra trong 3 ngày.

  • Có thể không sốt hoặc sốt nhẹ.

  • Đau bụng từng cơn, thường xuất hiện ở vùng trên rốn, quanh rốn hoặc cơn đau quặn ở dọc hai bên thân mình.

  • Buồn nôn và nôn mửa.

Ở dạng nặng:

  • Các dấu hiệu kể trên trở nên nặng nề, dữ dội, xuất hiện với tần suất liên tục và kéo dài.

  • Sốt trên 38 độ.

  • Vã mồ hôi liên tục, khát nước, khô môi.

  • Mạch nhanh, thở nhanh, gấp, loạn nhịp tim, cảm giác đau ngực, da nhợt, tím tái…

  • Nhức mỏi cơ thể, đau cơ âm ỉ.

Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.

4. Hướng Dẫn Cách Sơ Cứu, Xử Lý Kịp Thời Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cần thực hiện các biện pháp sơ cứu sau:

4.1 Gây nôn nếu người bị ngộ độc thực phẩm không có dấu hiệu nôn.

Nôn là một cơ chế để cơ thể đào thải chất độc ra ngoài. Nếu người bệnh không nôn thì cần tiến hành gây nôn theo cách sau:

  • Để người bệnh nằm nghiêng, kê gối hơi cao ở phần đầu nhằm dễ dàng nôn chất thải ra, tránh tình trạng sặc, trào ngược phổi.

  • Dùng tay đã rửa sạch cho  vào lưỡi của người bị ngộ độc, kích thích gây nôn.

  • Tiến hành đến khi người bệnh nôn ra càng nhiều càng tốt. 

  • Lưu ý: Với những người bị ngộ độc thực phẩm dẫn tới hôn mê thì không nên gây nôn bởi rất dễ bị sặc, nghẹt thở.

Nếu người bị ngộ độc thực phẩm không nôn thì cần tiến hành gây nôn.

4.2 Cho người bệnh bù nước hoặc oresol và nghỉ ngơi.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường nôn hoặc tiêu chảy nhiều lần nên rất dễ mất nước hoặc các chất khoáng trong cơ thể. Do đó cần tiến hành bù nước bù khoáng ngay.

Nếu người bệnh khó uống nước thì có thể sử dụng oresol để bù nước và khoáng nhanh. Nhưng loại này khá khó uống. Thay vào đó bạn cũng có thể lựa chọn nước khoáng thiên nhiên Dakai bổ sung khoáng chất, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ tiêu hóa tối ưu.

4.3 Nhanh chóng liên hệ cơ sở y tế gần nhất và đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời.

Như đã nói ở trên, nếu người bệnh có biểu hiện bị ngộ độc thực phẩm nặng cần đưa đến bác sĩ khám để cấp cứu kịp thời.

Hiểu rõ về triệu chứng và cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm sẽ giúp bạn xử lý khi bất ngờ xảy ra tình trạng này một cách hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng đáng lo ngại. Đồng thời, đừng quên cẩn thận khi bổ sung thực phẩm vào cơ thể an toàn để bảo vệ sức khỏe của bạn.