Viêm đại tràng là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm đại tràng

Viêm đại tràng có nhiều triệu chứng khác nhau, thường gặp ở những đối tượng mắc các bệnh lý tiêu hóa khác. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ viêm đại tràng là gì, ai dễ mắc bệnh để phòng tránh một cách hiệu quả nhé.
Viêm đại tràng là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh viêm đại tràng

1. Bệnh viêm đại tràng là bệnh gì?

Đại tràng (ruột già) là một thành phần cấu tạo nên hệ tiêu hóa, có chức năng chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa từ ruột non xuống và thải ra ngoài. Trong quá trình này, đại tràng còn hấp thụ một phần nước từ các chất cặn bã đó. 

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở khu vực niêm mạc đại tràng. 

  • Ở mức độ nhẹ, viêm khiến niêm mạc đại tràng dễ chảy máu và kém bền vững. 

  • Ở mức độ nặng, viêm khiến đại tràng xuất hiện các vết loét, xung huyết, thậm chí hình thành các ổ áp-xe nhỏ. 

Viêm đại tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như giãn đại tràng, thủng đại tràng hoặc thậm chí ung thư đại tràng.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở khu vực niêm mạc đại tràng. 

2. Nguyên nhân mắc bệnh viêm đại tràng

2.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng cấp tính

Viêm đại tràng cấp tính thường xuất hiện đột ngột và diễn ra trong thời gian ngắn. Do các nguyên nhân như sau:

• Nhiễm khuẩn: Các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đồ ăn, thức uống tấn công vào niêm mạc đại tràng, gây viêm đại tràng.

• Ký sinh trùng gây viêm niêm mạc đại tràng.

• Ăn thực phẩm nhiễm độc, ôi thiu gây ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm đại tràng cấp tính.

• Dùng thuốc không đúng cách nhất là lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc kháng viêm gây tổn thương niêm mạc đại tràng, dẫn đến viêm.

2.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng mãn tính

Viêm đại tràng mãn tính là tình trạng viêm kéo dài và tái phát, thường do những nguyên nhân sau đây:

• Bệnh Crohn (viêm đường tiêu hóa mãn tính), ảnh hưởng đến đại tràng và gây ra các đợt viêm kéo dài.

• Viêm loét đại tràng tổn thương niêm mạc đại tràng, dẫn đến viêm nhiễm mạn tính.

• Căng thẳng, stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tăng nặng tình trạng viêm đại tràng cấp tính thành mãn tính.

• Chế độ ăn uống không khoa học nhiều dầu mỡ, cay nóng, ít chất xơ hoặc lạm dụng bia rượu đồ uống có cồn gây hại cho niêm mạc đại tràng.

3. Triệu chứng bệnh viêm đại tràng

Các triệu chứng của bệnh viêm đại tràng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ của bệnh, có thể bao gồm các biểu hiện như sau:

  • Đau bụng quặn từng cơn, buồn đi đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi chỉ có một ít phân, kèm theo máu và chất nhầy.

  • Sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, màu như máu cá. 

  • Đau thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, bị tiêu chảy đột ngột, cảm giác mệt mỏi và sụt cân nhanh chóng.

  • Táo bón, phân khô, ít và cứng ở người lớn tuổi và nữ giới, đi kèm với đau bụng.

  • Rối loạn tiêu hóa: táo bón xen kẽ tiêu chảy. 

4. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng?

Viêm đại tràng có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, nhưng có một số người dễ mắc bệnh hơn, bao gồm:

Người già thường mắc bệnh viêm đại tràng.

  • Người đã từng bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do sự tấn công của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

  • Người có lối sống kém điều độ đặc biệt là thói quen ăn uống không lành mạnh, ít chất xơ, thường xuyên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, lạm dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.

  • Người thường xuyên căng thẳng, lo âu, kéo dài gây rối loạn hệ tiêu hóa.

  • Người lớn tuổi với hệ tiêu hóa suy yếu, niêm mạc đại tràng dễ bị tổn thương hơn so với người trẻ.

  • Di truyền: có người thân bị bệnh viêm đại tràng hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khác.

Viêm đại tràng là bệnh lý phổ biến và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Với những đối tượng dễ mắc bệnh viêm đại tràng nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt điều độ để bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả.