Viêm thực quản là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị viêm thực quản
1. Viêm Thực Quản Là Gì?
Viêm thực quản là tình trạng tổn thương gây viêm nhiễm ở lớp niêm mạc của ống thực quản - cơ quan thuộc đường tiêu hoá trên - làm nhiệm vụ đẩy thức ăn sau khi được nhai xuống dạ dày.
Niêm mạc ống thực quản bị viêm, sưng rất dễ dẫn tới các biểu hiện đau đớn, khó chịu ở phần cổ họng, ngực, nhất là khi nuốt, cảm giác như có gì đó bị vướng ở cổ họng.
Nhiều người còn bị khàn tiếng, buồn nôn dẫn tới nôn, ói, trào ngược axit, ợ chua, chán ăn lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, sụt cân.
Viêm thực quản là tình trạng tổn thương gây viêm nhiễm ở lớp niêm mạc của ống thực quản.
2. Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Viêm Thực Quản
Viêm thực quản có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm:
2.1 Do cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng
Một số cơ địa thường dị ứng với các tác nhân như: đậu phộng, trứng, sữa, lông động vật, lúa mạch,... khiến lượng bạch cầu trong thực quản tăng cao đột ngột. Điều này sẽ khiến niêm mạc thực quản bị viêm, sưng, dẫn tới một số phản ứng như: khó nuốt, khó thở.
2.2 Cơ thắt thực quản bị thoái hoá
Thông thường cơ thắt thực quản được ví như một cái van. Nó nằm ở dưới cùng của thực quản chỉ mở ra khi cho thức ăn xuống và đóng lại ngăn không cho axit dạ dày trào lên trên.
Tuy nhiên, khi cơ quan này bị thoái hoá, dẫn tới nó bị giãn ra, axit ở dưới dạ dày trào ngược lên thực quản, dẫn tới lớp niêm mạc bị tổn thương, viêm, sưng, gây đau đớn, khó chịu. Về lâu dài sẽ khiến thực quản bị loét, để lại sẹo, dễ thương tổn.
2.3 Do tác động của một số loại thuốc đặc trị
Các loại thuốc đặc trị như: thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh lý tim mạch, khớp, thiếu kali,... có thể gây viêm thực quản. Nguyên nhân là do khi bạn uống thuốc với quá ít nước hoặc viên thuốc quá to khiến cặn của nó đọng lại ở niêm mạc thực quản. Lượng cặn này có thể gây tổn thương các mô tế bào, dẫn tới viêm.
2.4 Niêm mạc thực quản bị nhiễm trùng
Sự tấn công của virus vi khuẩn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm niêm mạc của thực quản. Đặc biệt đối với những người bị suy giảm hệ miễn dịch do ung thư, nhiễm HIV/AIDS, rối loạn hệ miễn dịch,... rất dễ gặp phải tình trạng này.
3. Dấu Hiệu Mắc Viêm Thực Quản Thường Gặp
Một số dấu hiệu thường gặp của viêm thực quản bao gồm:
Đau hoặc khó chịu ở vùng ngực.
Nôn mửa hoặc buồn nôn.
Khó nuốt.
Trào ngược dạ dày gây ợ chua, cảm giác đắng trong khoang miệng.
Đau phần thượng vị, khó chịu, chán ăn, ăn không ngon.
Viêm thực quản gây ra những biểu hiện khó chịu như: khó nuốt, đau vùng ngực,...
4. Điều Trị Viêm Thực Quản Bằng Cách Nào
4.1 Sử Dụng Thuốc Chuyên Trị Viêm Thực Quản
Viêm thực quản thường được điều trị bằng thuốc đặc trị nhằm loại bỏ vi khuẩn hoặc kháng viêm. Các loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong ống thực quản.
4.2 Xây Dựng Chế Độ Ăn Uống Phù Hợp
Đây là căn bệnh rất dễ tái phát và nghiêm trọng hơn nếu bạn không tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy ăn thật nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Đồng thời hạn chế rượu bia, cà phê, nước ngọt,... Và hãy nhớ ăn ngủ đúng giờ, sinh hoạt điều độ để nhanh lành bệnh viêm thực quản.
Bạn cũng đừng quên bổ sung nước khoáng Dakai hằng ngày. Thành phần của nước khoáng Dakai chứa rất nhiều khoáng chất như: natri, kali, magie, canxi, iot,... Chúng giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với vi khuẩn gây viêm ở thực quản. Đồng thời với độ kiềm tự nhiên hoàn hảo pH=8.0 (±0,5), nước khoáng Dakai giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày, ngăn tình trạng trào ngược có thể ảnh hưởng tới thực quản.
4.3 Phẫu Thuật
Trong những trường hợp bị viêm thực quản với mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để khắc phục hiệu quả và dứt điểm.
5. Ai Có Nguy Cơ Mắc Bệnh Viêm Thực Quản?
Những người có thói quen hút thuốc, uống rượu, hoặc tiêu thụ thực phẩm có độ acid cao có nguy cơ cao mắc bệnh viêm thực quản. Bên cạnh đó, những người bị suy giảm miễn dịch, người béo phì cũng có nguy cơ cao hơn so với những người khác.
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về viêm thực quản, từ nguyên nhân, dấu hiệu cho đến các phương pháp điều trị hiệu quả. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến vấn đề này.